Trang chủSử dụng thuốcSự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

Một vấn đề liên quan đến việc sử dụng kháng sinh đã và đang trở thành nỗi ưu tư lớn của những người hoạt động trong lãnh vực y dược, đó là vấn đề vi khuẩn đề kháng đối với thuốc kháng sinh, gọi tắt là kháng thuốc, hay nói theo một số bà con ta là thuốc kháng sinh bị “lờn”. Hiện nay ở nhiều bệnh viện, khi cho làm “kháng sinh đồ”, tức là làm xét nghiệm xem vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh nào, nhiều thầy thuốc phải lo âu: các vi khuẩn gây bệnh đã “lờn” với rất nhiều kháng sinh thông dụng! Trong phạm vi bài viết này, xin được đề cập vì sao vi khuẩn có thể chống lại tác dụng của kháng sinh để gây nên hiện tượng đề kháng kháng sinh và thái độ chúng ta phải như thế nào đối với vấn đề này.

Theo định nghĩa chuyên môn, một loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh khi loại vi khuẩn này vẫn có thể sinh trưởng, phát triển được với sự hiện diện của một nồng độ kháng sinh cao hơn gấp nhiều lần nồng độ ngăn chặn sự sinh trưởng, phát triển của các loại vi khuẩn khác hoặc của chính loại vi khuẩn đó trước đây. Nói nôm na, với liều dùng thông thường, kháng sinh bị lờn chẳng có tác dụng gì đối với vi khuẩn.

Vi khuẩn có thể đề kháng kháng sinh bằng nhiều cơ chế khác nhau. Thứ nhất, chúng có thể tự sản xuất ra các enzyme phá hủy cấu trúc và làm mất tác dụng của kháng sinh. Thí dụ, chúng tiết ra enzyme có tên là betalactamase phá hủy các thuốc thuộc nhóm penicillin. Thứ hai, biết rằng nhiều kháng sinh chỉ cho tác dụng khi thấm qua lớp vỏ của tế bào vi khuẩn, vi khuẩn đề kháng lại bằng cách tự tổng hợp lớp vỏ của tế bào khác đi để kháng sinh không thấm qua được. Thứ ba, một số vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh nhóm tetracyclin bằng cách tự chế tạo một loại “bơm” đặc biệt để tống thuốc kháng sinh ra khỏi cơ thể của chúng để không làm hại được chúng. Và cuối cùng, thường kháng sinh chỉ tấn công vào một nơi nhất định trên cơ thể của vi khuẩn gọi là đích tác dụng thì vi khuẩn đề kháng lại bằng cách biến đổi đích tác dụng này, thế là xem như kháng sinh bị vô hiệu hóa bởi vì không còn có đích tác dụng gắn vào để phát huy tác dụng nữa.

Người ta ghi nhận chính việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều sẽ làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hết, một số có khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với kháng sinh, số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà kháng sinh đã sử dụng sẽ không còn tác dụng đối với chủng này nữa. Có khoảng 10% trường hợp vi khuẩn thoát khỏi sự tấn công của kháng sinh theo một trong bốn cơ chế đề kháng đã kể và bắt nguồn từ đột biến gen nên có tính chất di truyn, tức vi khuẩn bố mẹ truyền tính đề kháng này lại cho con cháu và cứ thế phát triển mãi. Nhưng nguy hại hơn là 90% trường hợp còn lại là tính đề kháng được truyền không chỉ từ vi khuẩn bố mẹ sang vi khuẩn con cái mà còn từ vi khuẩn loại này sang qua vi khuẩn loại khác thông qua một số cấu trúc di truyền có tên là PLASMID. Thí dụ như vi khuẩn bệnh thương hàn khi nhiễm vào cơ thể ta mà lại tiếp xúc được với một loại vi khuẩn sống bình thường ở ruột mang tính đề kháng. Vi khuẩn bệnh thương hàn sẽ thu nạp plasmid có tính đề kháng của vi khuẩn kia, nó sẽ có luôn tính đề kháng và tai hại là nó lại truyền tính đề kháng đó cho con cháu của nó. Vì thế đừng lấy làm lạ, hiện nay vi khuẩn bệnh thương hàn đã đề kháng với nhiều loại kháng sinh mà trước đây tỏ ra rất công hiệu.

cách chữa dị ứng thuốc
thuốc kháng sinh

Vấn đề đề kháng kháng sinh không phải mới được đặt ra trong thời gian gần đây mà có thể nói khi kháng sinh đầu tiên được sử dụng thì cũng là lúc người ta phải đối đầu với hiện tượng đề kháng. Vào năm 1941, kháng sinh đầu tiên là penicillin được dùng trong điều trị thì chỉ 3 năm sau, người ta phát hiện loại vi khuẩn có tên là Staphylococcus aureus kháng lại penicillin khi ấy được xem là thuốc thần diệu. Từ đó đến nay, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu tìm ra các kháng sinh mới để chống lại các vi khuẩn đề kháng. Vào đầu những năm 1980, các bác sĩ điều trị có trong tay rất nhiều kháng sinh mới. Nhưng từ 20 năm nay thì lại không phát hiện thêm kháng sinh mới nào cả. Và đã bắt đầu thời điểm mà các kháng sinh có mặt không đủ để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Vào tháng 5 năm 1996 một đứa trẻ 4 tháng tuổi người Nhật đã bị viêm nhiễm Staphylococcus aureus mà không một kháng sinh nào có thể trị được. Chủng vi khuẩn này được cô lập và cho thấy nó đề kháng cả vancomycine là kháng sinh được xem là loại dự trữ sau cùng có hiệu quả đối với tất cả các vi khuẩn đề kháng mạnh nhất vào thời điểm này. Sự kiện này làm các nhà chuyên môn y dược trên thế giới rất lo âu. Rõ ràng là hiện tượng vi khuẩn đề kháng sẽ tiếp tục là nỗi ám ảnh cho con người khi bước vào thế kỷ 21.

Trên đây là phác họa không mấy sáng sủa về hiện tượng vi khuẩn đề kháng. Tuy nhiên, chính chúng ta, những người sử dụng thuốc, có thể góp phần cải thiện tình trạng “lờn thuốc kháng sinh” bằng cách lưu ý mấy điều sau đây:

  1. Nên dành quyền chỉ định kháng sinh cho thầy thuố Không nên tự ý sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng lúc, không đủ liều.
  2. Khi được bác sĩ ghi đơn chỉ định dùng kháng sinh, nên dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian như đã chỉ định, không nên ngưng, bỏ thuốc nửa chừ
  3. Lưu ý, có một số kháng sinh chống chỉ định, tức là không được dùng ở: phncó thai, phncho con bú, trẻ Đây là các đối tượng phải để bác sĩ khám bệnh và chỉ định kháng sinh khi cần thiết. Sử dụng kháng sinh bừa bãi ở các đối tượng này có khi là nguy hiểm.
  4. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả các trường hợp bị nóng sốt đều là do nhiễm khuẩ Hơn nữa, nếu thực sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng kháng sinh đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày (thông thường là từ 5 đến 7 ngày). Vì vậy, hoàn toàn không nên chỉ mới thấy cảm sốt sơ sơ là vội uống vài viên thuốc kháng sinh rồi thôi.
  1. Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh cổ điển, thông dụng thì sử dụng kháng sinh loại này và tránh dùng kháng sinh loại mớ Hiện nay có tình trạng rất đáng lo là có một số người bị bệnh nhưng không chịu đến bác sĩ để được khám và hướng dẫn điều trị mà lại nghe lời mách bảo  tìm  mua  các  kháng  sinh  loại  mới  nhất   (các   fluoroquinolon,   các cephalosporin thế hệ thứ ba, thứ tư) để tự chữa bệnh mà lại dùng sai. Làm như thế không chỉ hại cho bản thân bởi vì dùng thuốc không đúng bệnh sẽ nặng thêm mà vô tình có thể có hại cho cộng đồng. Những kháng sinh mới thường được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân nhắc của bác sĩ điều trị. Đó là thuốc quý có tính dự trữ, nếu sử dụng bừa bãi chắc chắn trong thời gian ngắn sẽ bị lờn, bị đề kháng. Thử tưởng tượng đến lúc nào đó tất cả các kháng sinh đều bị đề kháng và không tìm được thuốc mới để thay thế. Đó sẽ là thảm cảnh của nhân loại.
Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây