“Tích” theo y học cổ truyền thường là khối u cục mà do đàm thấp uất kết lâu ngày, “tụ” thường là do khí uất kết. Đặc điểm của tích là khi ấn thì không tan tụ thường là không ấn thì tan. Y học cổ truyền thường cho rằng “tụ” thì dễ chữa, “tích” thì khó chữa.
Về nguyên tắc điều trị chung của “tích tụ” thì “tích” phải làm mềm, phương pháp thường dùng là nhuyễn kiên tiêu tích, “tụ” thường dùng phương pháp tán để tan kết uất. Người xưa thường chưa phân biệt được khối u lành hoặc ác. Nhìn chung mới chỉ phát hiện được các khối u.
-
CÁCH CHỮA
Chữa bệnh “Tích tụ” nên chia ra làm 3 thời kỳ, là đầu giữa và cuối, như Trình Chung Linh nói: “Chữa bệnh tích nên chiếu theo 3 phép là đầu, giữa và cuối. Lúc tà khí mới phạm vào, tích tụ chưa rắn, nên tiêu ngay, rồi sau mới điều hoà. Nếu tích tụ lâu ngày, tà khí thịnh, chính khí hư, nên theo giai đoạn giữa mà chữa, là dùng cả bổ và tả. Nếu khối tích tiêu được một nửa thì theo giai đoạn cuối cùng mà chữa, tức là không dùng thuốc công phạt, mà chỉ thuốc hoà trung, dưỡng vị, khác thông sinh mạch, làm cho người hư yếu mà bị tích, thì trước hết phải bổ kiện tỳ, tăng ẩm thực, sau mới dùng thuốc công tích, như vậy là khó chữa, là phương pháp trước bổ sau công”. Đó là nguyên tắc chữa bệnh này, cần phải nắm vững.
Đang khi tích tụ mới phát, nên dùng thuốc phát tán, như Ngũ tích tán (1), do ứ huyết đình trệ, nên tiêu tích trục ứ, dùng Huyết trung hoàn (2), Hổ toại hoàn (3) hoặc Quế chi phục linh hoàn (4). Còn như trong bụng có hòn thừa khí lên xuống, đau không định chỗ nên hành khí tán hết, dùng Mộc hương thuận khí tán (5) hoặc Đại thất khí thang (6), tích tụ lâu ngày, tà thịnh chính hư, hoặc bệnh mới phát mà chính hư tà thực, nên dùng cả tiêu lẫn bổ. Tích tụ bớt được một nửa, thì nên đổi sang dùng thuốc cam ôn điều dương, như những phương pháp Thập toàn đại bổ thang (7), Bổ trung ích khí thang (8), Lục quân tử thang (9), Kiện tỳ tử sinh hoàn (10) hoặc dùng phép chữa ngoài, như A nguỳ cao (11), Thủy hồng hoa cao (12).
-
TÓM TẤT
“Tích tụ” là một bệnh trong bụng có kết hòn cục, vì bộ vị và tính chất của tích tụ không giống nhau, do đó mà có những tên gọi không giống nhau, mà nguyên nhân sinh ra bệnh, đại khái là như nhau. Do thất tình thương tổn, hàn khí đờm thực đình trệ lại, mà làm trở ngại đến sự lưu hành của khí huyết, đến nỗi đọng lại thành hòn cục, nhưng trong đó chính khí hư, lại là nhân tố rất chủ yếu.
Về phương diện biến chứng, chủ yếu là phân biệt hữu hình, hay vô hình, ở khí hay ở huyết, như vậy có thể nắm vững được bệnh tình nặng nhẹ, hoãn cấp để tiện việc phân biệt và chữa.
Chữa bệnh tích tụ nên căn cứ vào 3 giai đoạn là đầu giữa và cuối mà phân biệt vân dụng 4 phép: Công, tiêu, bổ, hoà, như lời nói của Trình Thị là đúng. Lý Trung Tử đời Minh đã từng chủ trương “bổ trung khí vài ngày, sau mới dùng công phạt, không cần hơi tích tụ đã bớt nhiều hay ít, lại cho thuốc bổ xung, đợi tinh thần mạch thời lại dừng công phạt, công luôn bổ luôn, đến khỏi thì mối thôi”, phép này trên lâm sàng cũng thường dùng chép ra đây để tham khảo.
Xem thêm
-
PHỤ PHUƠNG
- Ngũ tích tán: Bạch chỉ, trần bì, hậu phác, quy, xuyên khung, thược dược, phục linh, cát cánh, thương truật, chỉ xác, bán hạ, ma hoàng, can khương, nhục quế (nặng về biểu dùng quế chi), cam thảo, gia khương, thông sắc uống.
- Huyết trúng hoàn: Ngũ linh chi, đại hoàng, cam thảo tiêu, đào nhân, sinh địa, ngưu tất, quan quế, huyền hồ, đương quy, tam lăng, nga truật, xích thược, một dược, hổ phách, xuyên khung.
- Hổ toại hoàn: Hổ phách, khôi trầm hương, cam toại, hắc bạc sửu, các vị nghiền nhỏ, luyện với bột gạo làm viên to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10 viên, ngày một lần.
- Quế chi phục linh hoàn: Quế chi, đào nhân, phục linh, đan bì, thược dược.
- Mộc hương thuận khí tán: Mộc hương, thanh bì, trần bì, cam thảo, quế tâm, xuyên khung, chỉ xác, ô dược, hương phụ, thương truật, sa nhân.
- Đại thất khí thang: Thanh bì, trần bì, cát cánh, hoắc hương, quế chi, cam thảo, tam lăng, nga truật, hương phụ, ích trí nhân, một dược gia đại hoàng, tân lang.
- Thập toàn đại bổ thang: Nhân sâm, thục địa, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, bạch thược, nhục quế, xuyên khung, phục linh, cam thảo.
- Bổ trung ích khí thang: Xem phụ phương số 2 mục Hư lao.
- Lục quân tử thang: Xem phụ phương số 14 mục Kiện vong.
- Kiện tỳ tử sinh hoàn: Bạch truật, nhân sâm, phục linh, ý dĩ nhân, sơn tra, quất hồng, thần khúc, hoàng liên, khẩu nhân, trạch tả, cát cánh, hoắc hương, cam thảo, hoài sơn, bạch biển đậu, liên nhục, khiếm thực (một phương không trạch tả có sa nhân).
- A nguỳ cao: Khương hoạt, độc hoạt, nguyên sâm, quan quế, xích thược, giáp phiến, sinh địa, hà thử hỉ (cứt chuột đực), đại hoàng, bạch chỉ, thiên ma, hồng hoa, thổ mộc miết hoàng đản, nang tiêu, a nguỳ, nhũ hương, một dược, tô hợp, hương du, xạ hương.
- Thủy hồng hoa cao: Hồng lực tù, đại bàng, phác tiêu, sơn đào, thạch khôi, tửu háo (men rượu).