Chứng nẻ da chân tay của phụ nữ và phương thuốc điều trị

Đông y chữa bệnh

Trong cuộc sống hiện thời, rất nhiều phụ nữ gia đình đều vị sử dụng nước tẩy rửa hóa học mà khiến bàn tay và mu tay bị nẻ nứt.

Trước kia giới phụ nữ tuy nhiên cũng bị suốt ngày lo liệu việc nhà mà làm cho đôi bàn tay bị khô nứt hoặc nẻ da vì lạnh, nhưng dưới sự chỉ dẫn của cha mẹ hoặc bậc trên bôi lên những thuốc cao tự chế, thì sẽ hồi phục nguyên trạng, nhưng các phụ nữ gia đình hiện nay, thì thường phải đến bệnh viện để chữa trị.

Phụ nữ một khi mắc chứng bệnh này, ngón tay sẽ trở nên khô và sần sùi, tiếp đó giữa khẽ ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út sẽ bắt đầu nẻ nứt, cuối cùng thì sẽ phát triển đến bàn tay và mu tay. Lúc nghiêm trọng sẽ đau đến nỗi ban đêm không thể yên ngủ được. Chứng nẻ da tay.tuy là một chứng bệnh: phiền nhiễu, nhưng trong Trung y có một số vị thuốc chữa trị chứng bệnh này rất có hiệu quả.

Trong lúc chữa trị da tay bị nẻ nứt, thì phải suy nghĩ đến tác dụng của những nước tẩy rửa hóa học và sự kích thích của nước lạnh.

Sách “Ngoại khoa chính tông” có nói rằng: Tay chân nẻ nứt là biểu hiện của sự khô héo, là khí huyết không thể dinh dưỡng da thịt mà gây ra. Ôn nhiệt của da thịt bỗng bị phong hắn xâm vào, khiến huyết mạch ngưng trệ, dẫn đến da dẻ bị khô dần, thì sẽ phát sinh nứt nẻ. Lại thêm phong nhiệt thừa hư mà vào, nên. luôn cảm thấy đau nhói. Nếu ngoài dùng Ngọc Cơ Tán rửa xức, nội dùng Đương qui ẩm thì sẽ chữa lành.

Những phương thuốc chữa nứt nẻ tay chân

  1. PHƯƠNG CHỮA TAY CHÂN NẺ NỨT

(“Bổ tập trửu hậu phương”)

Hiệu quả:.

Chữa tay chân nứt nẻ, chầu máu và đau nhói.

Thành phần được liệu:

Tụy trạng heo (lá mía heo) 1 bộ.

Cách thực hiện:

Tụy heo làm sạch, rồi cho thối, thêm lượng rượu vang vừa đủ vào, dùng tay vò tụy heo cho đến nát, lọc lấy nước để dùng.

Cách dùng:

Dùng nước bôi lên chỗ bị đau.

Giải thích:

Phương này vốn xuất từ “Trửu hậu phương”, nhưng không có ghi lại trong cuốn “Trửu hậu phương” hiện có. Sau được dẫn dụng trong các cuốn “Chứng loại thảo phương”, “Thiên kim dực phương” và “Bản thảo cương mục”. Phương này được tuyển từ trong cuốn “Bổ tập trửu hậu phương”. Tụy tạng heo trong phương, Lý Thời Trân gọi đó là Thận chi vì nó “Sinh giữa hai Thận, như mỡ nhưng lại phi mỡ, như thịt nhưng cũng phi thịt (“Bản thảo cương mục”); có thể chữa tay chân nẻ da và môi khô căng nứt (“Bản thảo cương mục”). Rượu dùng trong cổ phương có rất nhiều loại, như rượu thuần, rượu trắng, rượu nếp, rượu mật. Nhưng phương này chỉ yêu cầu dùng rượu vang, nguyên nhân là vì rượu vang có tác dụng nhuận da, mà rượu trắng lại không có tác dụng này. Rượu vang tức là dùng gạo nếp, gạo và hạt kê vàng nhưỡng thành, rượu có màu vàng, độ cồn thấp. Ngoài ra, rượu vang có tác dụng thông hành huyết mạch. Trung y cho rằng, tay chân bị nẻ da phần lớn do cơ nhiệt, bỗng bị hàn lạnh phong táo xâm vào, khiến huyết mạch trở trệ, da thịt không dinh dưỡng mà thành, nên chữa bằng cách dưỡng huyết nhuận da. Vì phương này có thể ôn thông huyết mạch, tư nhuận da thịt, nên có thể chữa chứng vết nẻ da tay chân.

  1. PHƯƠNG THÂM SƯ TRỊ DA TAY CHÂN NẺ NỨT (“Thâm sư .phương”)

Hiệu quả:

Chữa chứng da tay chân bị nẻ nứt.

Thành phần dược liệu:

Xuyên tiêu.

Cách thực hiện:

Xuyên tiêu dùng nước sắc nấu, bỏ bã thuốc, lấy nước để dùng.

Cách dùng:

Dùng nước sắc Xuyên tiêu ngâm chỗ bị đau hai lần, sau đó đợi cho khô tự nhiên rồi bôi lên chỗ đau một lớp tủy não heo hoặc tủy não dê.

Giải thích:

Thâm Sư tức Thâm Công là người thời Lưu Tống Nam Triều. Căn cứ sự ghi lại trong cuốn “Thiên kim phương”, Thâm sư giỏi chữa bệnh yếu chân. Phương này là một. trong hiệu phương trong cuốn “Thâm công phương”. Xuyên tiêu vị cay, tính nóng, có tác dụng tán hàn trừ thấp là một trong những dược xông rửa để chữa chứng ngứa ngáy thấp chẩn trên da dẻ thường dùng trên lâm sàng. Theo nghiên cứu dược lý cho biết, Xuyên tiêu có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và một số khuẩn da phu và tác dụng gây tê cục bộ. Nên đối với da dẻ có hiệu quả giảm đau, giảm ngứa tốt. Trung y cho rằng: Tay chân nẻ nứt có quan hệ với bệnh nấm ngoài da và cục bộ bị hàn, huyết mạch trở trệ không thông, da dẻ mất nhuận dưỡng. Xuyên tiêu thi có công năng xúc tiến sự tuần hoàn máu của cục bộ da dẻ, có thể tán hàn và chữa bệnh nấm ngoài da, nên có thể chữa lành chứng tay chân nẻ nứt, Ngoài ra, Xuyên tiêu còn hoãn giải sự đau nhói do nẻ nứt sản sinh, sử dụng tủy não heo hoặc dê, bôi xức chỗ đau saụ khi ngâm rửa nước Xuyên tiêu, với mục đích là lấy tác dụng tư nhuận của tủy não. Thật ra, lúc sử dụng phương này không nhất định phải dùng tủy não heo, dê, có thể thay thế bằng mỡ heo cũng được, mà hiệu quả cũng như nhau.

  1. TAM VẬT HOÀNG CẦM THANG

(“Thiên kim phương”)

Hiệu quả:

Chữa chứng nóng đau do tay chân bị nẻ da.

Thành phần dược liệu:

Hoàng Cầm 6 gam, Khổ sâm 12 gam, Can Đại hoàng 24 gam.

Cách thực hiện:

Dùng nước sắc cô ba vị dược vật trên, sau đó vổt bỏ bã thuốc, lấy nước thuốc để dùng.

Cách dùng:

Uống nước thuốc trước bữa ăn, một ngày 3 lần.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp với những người thể chất hơi khá, tay chân nẻ nứt mà đau nhói nóng bỏng, nhất là ban đêm nóng đau đến nổi không thể ngủ được, miệng khô, Ịưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy. Phương này chủ yếu do loại dược vật thanh nhiệt táo thấp hợp thành. Can Đại hoàng trong phương cam hàn nhiều dịch nước, thanh nhiệt lương huyết sinh tân dịch, bổ ích âm dương. Hoàng cầm, Khổ sâm cam hàn thanh nhiệt táo thấp. Trong đó Hoàng cầm có tác dụng tả hỏa giải độc, lợi tiểu. Khổ sâm khu phong sát trùng. Ba vị thuốc nói trên hợp dùng, có công hiệu thanh nhiệt lương huyết, dưỡng huyết, khu phong trừ thấp, nên chữa khỏi chứng thấp nhiệt uất kết ở da thịt đến tay chân nẻ nứt nóng đau.

  1. NGỌC TIẾT CAO

(“Ngự dược viện phương”)

Hiệu quả:

Chữa chứng khô ráo, nẻ nứt da thịt ngón tay, hai má.

Thành phần được liệu:

Bột nhẹ, Định.phấn (bột chì) mỗi loại 12 gam. Mật đà tăng 9 gam.

Cách thực hiện:

Trước tiên chế lấy Tương thủy, cách chế cụ thể của Tương thủy, xin xem lại phương thuốc “Dược thảo đậu của Vĩnh Hòa công chúa”. Tiếp theo đem ba vị thuốc trên tán thành bột mịn. Lấy hạt nhân trắng trong Tạo giác tử, rồi dùng Tương thủy ngâm cho nở mềm thành dạng cao, sau đó dùng cao pha với bột thuốc, quấy trộn đều, độ đặc sệt vừa phải là thành Ngọc tiết cáo.

Cách dùng:

Thường xuyên dùng Ngọc tiết cao bôi lên chỗ đau.

Giải thích:

Bột nhẹ còn gọi là Ngân phấn, Nhị phấn, tân, hàn có độc. Khấu Tông Thích đời Tống nói rằng: “Thuốc này không thể uống thường và uống quá nhiều; nhiều sẽ làm tổn thương con người”, nên phần nhiều dùng làm thuốc bôi ngoài da. Bột nhẹ còn có thể công độc sát trùng giảm ngứa và chữa được nhiều loại bệnh ngoài da. “Bản thảo cương mục” còn ghi rằng: Bột nhẹ có thể chữa lành không vết sẹo sau khi bị cào xước da. Định phấn, “Bản thảo cương mục” gọi nó là Bột chì, có vị cay, tính hàn, có độc, không thể khiến da dẻ nhẵn mịn. Mật đà tăng là một vị thuốc dùng ngoài da mà thời cổ xưa thường hay dùng vì nó có chất độc, nên thông thường không dùng để uống. Nhưng lại có tác dụng làm đẹp, chữa chứng da bị xạm đen “Tân tu bản thảo”, còn có thể chữa các chứng mụn nhọt, tiêu sưng độc (theo “Bản thảo cương mục”). Ba vị thuốc trên hợp dùng có tác dụng tốt về thanh nhiệt tiêu sưng giải độc và da dẻ bị ghẻ lở, nấm. Phương này lấy hạt nhân trắng, trong Tạo giác tử và Tương thủy để bào chế thuốc cao, là vì Tạo giác tử có tác dụng rất tốt đối với chứng mụn ghẻ ngoài da, có thể tiêu sưng tán kết, còn Tương thủy có thể tư dưỡng da dẻ, khiến con người trắng trẻo ra. Trung y cho rằng, da dẻ nứt nẻ và da dẻ sần sùi đa số kết quả do da dẻ bị nổi mụn nhọt, nấm ngoài da nhiều lần. Phượng này có thể chữa được nhiều loại bệnh ngoài da mãn và cấp tính, nên cụ thể khiến da dẻ nhẵn mịn, tươi sáng.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận