“Bí đái” và “lậu” đều là bệnh tiểu tiện khó khăn. Đời xưa gọi chung là bí đái (lung) sách “Thiên kim yếu phương” của Tống Tư Mạc nói: Các sách vở xưa, cho chứng (lâm) là chứng lung cũng là một người bệnh tiểu tiện không thông, thì ngày nay gọi là chứng “lâm”, người xưa gọi là chứng “lung”.
Các y gia thời đời sau gọi muốn tiện cho việc biện chứng luận trị mới đem phân biệt ra hai chứng nhận rằng tiểu tiện không thông là “lung” (bí đái) cũng gọi là “lung bế”: tiểu tiện giỏ giọt đau buốt gọi là “lâm” (lậu).
-
NGUYÊN NHÂN
- Khí hóa mất bình thường
Chủ yếu là do khí hóa tam tiêu không vận hành. Sách “Nội kinh” nói: “Tam tiêu là chức phận khơi thông, thủy đạo do đó mà ra, bàng quang là chức phận tụ hội, tân dịch chứa ở đó , nhờ có khí hóa thì tiết ra được. Bàng quang là chỗ tụ nước tiểu, nước tiểu tụ ở bàng quang nhờ có khí hóa mới vận hành được. Nếu khí hóa của tam tiêu mất bình thường, thì mất chủ quyền khơi thông, mà thủy đạo để chuyển đến bàng quang, trung tiêu là bộ phận của tỳ, công năng khí hóa ở trung tiêu mất bình thường, thì không thăng thanh tiết trọc được. Hạ tiêu là bộ phận của thận, mệnh môn hỏa suy thì không hóa được thủy và nếu thận với bàng quang đều nhiệt, thủy và nhiệt kết hợp với nhau cũng có thể làm cho công năng hóa ra mất bình thường mà thành chứng “bí đái” (lung bế)”.
- Niệu đạo bị bế tắc
ứ huyết và bại tinh, ngăn tắc tiêu đạo, cũng có thể gây nên chứng bí đái. Trương cảnh Nhạc nói: “Hoặc vì bại tinh, hoặc vì tích huyết làm cho thủy đạo bị trở tắc không thông”. Sách “Chứng trị chuẩn thắng” cũng nói “có khi vì ứ huyết mà tiểu tiện bí”.
- Thận và mạeh đốc hư suy
Người tuổi già dương khí hư, tinh huyết thiếu, thận và mạch đốc suy kém, không thể quản đốc được dương khí của toàn thân, sức truyền tống tiểu tiện bị kém, cũng có thể gây ra chứng bí đái.
-
BIỆN CHỨNG
Chứng trạng của chứng bí đái, chủ yếu là tiểu tiện không thông, không đái được giọt nào, bụng đầy căng, đau râm ran.
Nói chung thường phát một cách đột ngột, nếu thời gian hơi kéo dài tiểu tiện thường không thông, sẽ gây ra các chứng “thủy thũng”, nếu nghịch lên, khí suyễn xây sẩm và đến nỗi nguy hiểm, chính như Trương Cảnh Nhạc nói: “Thủy đạo không thông nước lấn lên tỳ vị mà thành trướng, tràn ra ngoài cơ nhục mà thành thũng, tràn lên trung tiêu thì sinh nên oẹ, khi trở nên thượng tiêu thì sinh suyễn, vài ngày không thông khí bức tức khó chịu nguy hiểm”.
Chứng tiểu tiện không thông, về bệnh tình có hàn nhiệt hư thực khác nhau, phế nhiệt thì họng khô phiền táo, miệng khát muốn uống, hơi thở ngắn mà gấp, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch hoạt sác. Tỳ hư thì phần nhiều thấy thân thể nặng, người mỏi mệt, nhác cử động, mạch hoãn nhược. Nếu ngực bụng đầy tức, khát không muốn uống, rêu lưỡi vàng nhợt, mạch hoạt là thuộc thấp nhiệt uất kết, hạ tiêu có tích nhiệt thì khát không muốn uống, bụng dưới trướng đẫy khác thường, chân đùi phát nóng, đại tiện đi không khoan khoái, nên sắc mặt trắng bợt, thần khí khiếp nhược, mạch trầm trì, mệnh môn hỏa suy. Còn như bụng dưới trướng căng, tiểu tiện nhỏ từng giọt khó chịu, là do tinh bại huyết ứ, ngăn tắc niệu đạo mà gây nên.
-
CÁCH CHỮA
- Khí ở thượng tiêu không hoá
Là thuộc phế kinh cổ nhiệt nên thanh phế nhiệt, dùng bài Hoàng cầm thanh phế ẩm gia các vị thiên đông, tang bì, hạnh nhân, tử uyển.
- Khí ở trung tiêu không hoá
Là thuộc hí hư có thấp, nên dùng phép ích khí để phân lợi, như bài Xuất trạch thang (2) khí hư hâm xuống, nên dùng phép thăng đề như bài Bổ trung ích khí thang (3).
- Khí ở hạ tiêu không hoá
Là thuộc mệnh môn hỏa suy, nên ôn bổ thận dương, dùng Kim quỹ thận khí hoàn (4). Do thận với bàng quang đều nóng thì nên bổ âm, để hoà khí, dùng Tư thận thông quang hoàn(5) nếu do huyết ứ ở dưới, nên phá huyết trục ứ, có thể dùng Ho trượng tán (6). Tuổi già thận và mạch đốc hư suy, dùng cách ôn bổ thận dương mà không khỏi thì nên làm cách trẻ dương không thông thiếu, có thể dùng bài Hương nhung hoàn (7).
- Cách chữa hỗ trợ
Chữa bệnh này thì ngoài việc uống thuốc trong ra, nói chung thường có thể dùng cách móc họng cho thổ ra và cách đắp ngoài, nếu dùng được đúng, thì hiệu quả cũng rất rõ rệt, nay giới thiệu như sau:
- Cách móc hong cho thổ ra
Xưa nay các nhà làm thuốc về bệnh “bí đái” dùng cách này rất nhiều. Chu Đan Khê nói: Tồi dùng cách thổ để thông tiểu tiệnví như cái dụng cụ để nhỏ nước, lỗ trên tắc thì lỗ dưới không chảy được, tất phải khai thông lỗ trên, thì lỗ dưới mới chảy ra. Cách này dùng ngón tay hoặc lông ngỗng ngoáy cho thổ ra, cũng có khi trước nên căn cứ vào tình trạng bệnh mà cho uống thuốc sau khi uống thuốc rồi lại dùng thêm cách móc họng cho thổ khi thổ có thể làm cho bệnh nhân đi lên, khi đi lên thời hạ tiêu không lợi.
- Cách đắp ngoài
- Dùng tỏi 1 củ, chi tử 3 quả, muối chút ít, giã nát dàn ra mảnh giấy dán đắp lên trên rốn, một lúc lâu thì không thông ngay nên chưa thông, đắp lên âm nang.
- Dùng nửa cân muối đem sao nóng bọc vào vải mà chườm.
- Dùng 1 con ốc đồng còn sống, để cả vỏ giã nát, cho vào một ít xạ hương, đặt lên rốn, úp vỏ sò lên, ngoài dùng lụa bịt lại.