Trang chủĐông y chữa bệnhBệnh mũi đỏ và Phương thuốc điều trị hiệu nghiệm

Bệnh mũi đỏ và Phương thuốc điều trị hiệu nghiệm

Bệnh mũi đỏ tuy không phải là chứng bệnh nặng gì. Nhưng vì nó phát bệnh ở đầu mũi và hai cánh mũi, có ảnh hưởng lớn về mặt mỹ quan, cho nên cần chữa trị kịp thời. Trước đời Minh người ta cho rằng: Chứng bệnh mũi đỏ này có liên quan với rượu, bởi do tà nhiệt của khí rượu xông lên mà thành, nên gọi là mũi đỏ. Theo quan sát lâm sàng hiện đại, thì bệnh này với quan hệ uống rượu không nhiều, nhưng kiêng uống rượu là việc nên làm.

Cuốn “Ngoại Khoa Khải Huyền” đời Minh đề xuất quan điểm về bệnh mũi đỏ là do “Nhiệt huyết ngưng kết”, cho rằng bệnh này “Vì Phế khí bất thanh, thọ phong mà sinh, hoặc dùng nước lạnh rửa mặt, dẫn đến nhiệt huyết khối tại “mặt mà sinh bệnh”, về mặt chữa trị chủ trương dùng thuốc thanh phế tiêu phong hòa huyết để trị liệu, cộng thêm xức thuốc bên ngoài. Phương pháp chữa trị trong ngoài kết hợp này được hậu thế chọn dùng phổ biến. Cuốn “Y Tông Kim Giám” đời Thanh chỉ ra rằng bệnh này phát sinh có liên quan đến Vị, đã bổ sung thêm luận thuật của tiền nhân. Sách “Y Lâm cải Thác” thì đề ra thuyết pháp về “ứ huyết”, cho rằng màu đỏ của bệnh mũi đỏ là máu ứ, đề xuất cách chữa bằng hoạt huyết hóa ứ.

Cái mũi đỏ tuy là khó coi, nhưng rất may cho các cô nàng thích đẹp, vì giới nữ rất ít bị chứng bệnh này. Nghĩ đến độc giả của cuốn sách này có một số là nam giới, nên cũng tuyển chọn những nghiệm phương chữa bệnh mũi đỏ.

NHỮNG PHƯƠNG THUỐC CHỮA MŨI ĐỎ

  1. TÂN LỤC PHƯƠNG PHƯƠNG CHỮA MŨI ĐỎ

(“Y Tâm Phương”)

Hiệu quả:

Chữa chứng bệnh mũi đỏ.

Thành phần dược liệu:

Mộc lan bì, Chi tử nhân, Đậu sị, mỗi thứ lượng bằng nhau. Cách thực hiện:

Đem các dược vật trên nghiền thành bột mịn, thành bột hỗn hợp, rồi dùng Giấm pha trộn nhau.

Cách dùng:

Mỗi đêm dùng thuốc bôi lên chỗ bị bệnh, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch lại.

Giải thích:

Phương này trích từ “Y Tâm Phương”. Dược vật .hợp thành tương đối giống nhau với Lê tật tán, chỉ thiếu đi một vị Lê tật. Công hiệu của phương thuốc này gần giống như Lê tật tán, đều chữa được bệnh mũi đỏ. ngoài ra, sách “Y Tâm Phương” còn thu tập nhiều nghiệm phương chữa chứng mũi đỏ. Như Thiên Kim Phương. Trị tra tỵ Bào Chi tử Hoàn phương, dùng Xuyên khung 4 lượng, Đại hoàng 6 lượng, Chi tử nhân 3 thăng, Đậu xị loại tốt 3 thang, Mộc lan nửa cân, Cam thảo 4 lượng, tất cả cùng nghiền thành bột mịn hỗn hợp, gia thêm Mật ong quấy đều, vo thành những viên hoàn lớn cỡ như hạt Ngô đồng, mỗi ngày uống 10 viên, sau đó lượng hoàn tăng dần mỗi ngày, Lại như (Lưu Quyên Tử Phương. Mộc Lan Cao Trị Tra Tỵ Phương dùng Mộc lan 2 lượng, Chi tử 3 lượng, đem sắc nhỏ cho ngâm trong Giấm một đêm, hôm sau vớt bỏ bã thuốc, để nguội thành dạng cao là được, dùng thuốc cao này bôi lên chỗ bị đau. Các phương thuốc trên đều là hiệu phương bí truyền chuyên dùng chữa bệnh Tửu tra Tỵ (mũi đỏ) của thời xưa.

  1. CHI TỬ TÁN

(“Bản Sự Phương”)

Hiệu quả:

Chữa bệnh mũi đỏ. Thành phần dược liệu:

Chi tử nhân, Tỳ bà diệp mỗi thứ lượng bằng nhau.

Cách thực hiện:

Đem hai vị thuốc trên nghiền thành bột mịn làm thuốc tán.

Cách dùng:

Mổi lần dùng 6 gam thuốc tán, pha với rượu nóng để uống.

Giải thích:

Phương thuốc này xuất từ trong sách “Phổ Tế Bản Sự Phương” của Hứa Thúc Vi đời Tống, là một nghiệm phương có hiệu quả chữa trị chứng mũi đỏ. Trong phương, Chi tử, vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, có thể khu phong nhiệt độc (“Dược Tổng Quyét”). Trong cuốn “Thần Nông Bản Thảo Kinh” nói rằng’Chi tử chữa được “mặt đỏ mũi đỏ”. Tỳ bà diệp giỏi về sơ phong thanh phế. Hai vị thuốc hợp dùng có công năng thanh phế lương huyết. Rượu có thể “hành dược” (“Danh Y Biệt lục”) và tác dụng “thông huyết mạch” (Bản Thảo Thập Di”) có thể thúc tiến sự vận hành của máu. Trung y cho rằng Phế Vị có nhiệt, huyết nhiệt hoặc huyết ứ ngưng trệ đều có thể dẫn đến bệnh đỏ mũi, vi phương này vừa thanh nhiệt lương huyết, lại vừa thông hành khí huyết, nên chữa được chứng mũi đỏ. Ngoài ra, trong sách “Bản Sự Phương” còn có một nghiệm phương lấy Chi Tử làm chủ dược để chữa bệnh mũi đỏ, tức là đem Chi tử sao đen, sau tán nhuyễn, rồi cho thêm ít lượng Sáp ong (đã hòa tan) vào quấy trộn đều vo thành viên lớn cổ như hòn bi, mỗi lần dùng một viên, uống với nước trà, hai lần mỗi ngày. Phương này có hiệu quả chữa trị tốt về chứng mũi đỏ.

  1. PHƯƠNG TẬT L Ê TÁN

(“Thâm Sư Phương”)

Hiệu quâ:

Chữa chứng bệnh mũi đở và tàn nhang trên mặt.

Thành phần dược liệu:

Tật lê tử, Chi tử nhân, Đậu sị, mỗi thứ 650 gam, Mộc lan bì 300 gam. .

Cách thực hiện:

Đem bốn vị dược vật trên nghiền nhỏ, sàng qua, hòa với Giấm như dạng hồ là thành.

Cách dùng:

Mỗi đêm trước khi ngủ dùng thuốc bôi lên mũi, sáng hôm sau dùng nưđe ấm rửa sạch đi.

Giai thích:

Trong phương này, Tật lê giỏi về khu phong giảm ngứa, có thể “Khử táo nhiệt” (Theo “Dược tính luận”) và loại trừ “Ác huyết,. phá chứng kết tích tụ” (theo “Thần Nông Bản Thảo Kinh”). Chi tử nhân là một vị thuốc chủ yếu dùng chữa bệnh mũi đỏ của thời xưa. Chi tử nhân có thể thanh “khí nhiệt trong vị” (“Thần Nông Bản Thảo”). Lý Thời Trân đời Minh nói Chi tử có thể chữa chứng “mũi đỏ” (theo “Bản Thảo Cương Mục”). Đậu sị nhập kinh phế vị, tuyên tiết t.à nhiệt, “giải phiền nhiệt, nhiệt độc” (theo “Bản Thảo Thập Di”). Mộc lan bì vị đắng, tính hàn, có thể trừ “Xích nhiệt trên mặt, mũi đỏ” (Theo “Thần Nông Bản Thảo Kinh”). Bốn vị dược vật trên hợp dùng, có công hiệu khu phong giảm ngứa, thanh tả vị phế, trừ mũi đỏ. Dùng Giấm pha thuốc vừa làm chất dính bám, lại vừa thanh nhiệt giải độc tán ứ, làm tăng mạnh tác dụng trị liệu của phương này. Sau khi bôi đắp thuốc này sẽ nhangh chóng loại trừ chứng mũi đỏ khó coi. Ngoài ra, trong “Cổ Kim Lục Nghiệm Phương” chỉ dùng một vị thuốc là Mộc lan sắc nhỏ ngâm trong Giấm, một trăm ngày sau vớt ra, đem phơi khô, rồi tán thành bột mịn, uống với Tương thủy, mỗi lần dùng vài thìa, một ngày 3 lần, chữa chứng mũi đỏ rất có hiệu quả.

  1. THÔNG KHIẾU HOẠT HUYẾT THANG

(“Y Lâm Cải Thác”)

Hiệu quả:

Chữa bệnh mũi đỏ.

Thành phần dược liệu:

Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Táo đỏ, Gừng tươi, mỗi vị 9 gam. Hành lá già 3 tép, Xạ hương 0,3 gam.

Cách thực hiện:

Cho các dược vật trên (ngoài trừ Xạ hương ra) cho vào nồi, thêm nước vừa đủ vào sắc nấu, đến lúc còn khoảng một chén nước thuốc, gia thêm 250 gam rượu vang vào, sắc nấu tiếp đến có một chén, thì vớt bỏ bã thuốc, dùng vải gạc bọc lại Xạ hương rồi cho vào nồi nước thuốc trên sắc cô tiếp, cho đến khi Xạ hương hoàn toàn hòa tan là được.

Cách dùng:

Uống nước thuốc, uống 3 lần trong ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp với những ai có vùng mũi, sắc mặt đỏ xạm và đỏ tía, mao mạch máu khuếch trương rõ rệt da dẻ chỗ bị đau dày, mập ra hoặc có kết gút như dạng bướu, chất lưỡi đỏ xạm hoặc có chấm ứ, mạch huyền sáp. Trung y cho rằng, phong hàn xâm phạm da dẻ, hoặc dùng nước lạnh rửa mặt, khiến cục bộ máu ứ trệ không thông là một nguyên tố quan trọng dẫn đến bệnh mũi đỏ. Phương thuốc này lại cộ tác dụng hoạt huyết khử ứ. Trong phương, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, đều hoạt huyết hóa ứ. Gừng tươi, Táo đỏ, Hành lá già gồm có tác dụng cay và phát tán, có thể trợ giúp sức của dược vật hoạt huyết thấu đạt đến da dẻ. Xạ hương có đặc điểm tân hương chạy suốt và còn “thông chư khiếu, khai kinh lạc, thấu cơ cốt” (theo “Bản Thảo Cương Mục”), có thể dẫn dược vật hoạt huyết tán kết. Tất cả vị thuốc trên hợp dùng, có tác dụng mạnh về hoạt huyết khử ứ thông lạc. Sau khi dùng thuốc này có thể khiến máu ở vùng mũi vận hành thông suốt, sau ứ tiêu tán, từ đó đạt đến hiệu quả chữa lành mũi đỏ. Ngoài ra, còn có thể triệt để cải thiện thể chất ứ máu trong nội bộ cơ thể. Phương này rất thích hợp với chứng mũi đỏ do ứ huyết gây ra.

  1. TỲ BÀ THANH PHẾ ẨM

(“Y Tông Kim Giám”)

Hiệu quả:

Chữa trị chứng mũi đỏ và mụn trứng cá.

Thành phần dưực liệu:

Nhân sâm 5 gam,               Tỳ bà diệp 15 gam,

Cam thảo 5 gam,              Hoàng liên 12 gam,

Tang bạch bì 10 gam, Hoàng bá 15 gam.

Cách thực hiện:

Chờ tất cả dược vật trên vào nồi với lượng nước vừa đủ sắc nấu lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc.

Cách dùng:

Uống nước thuốc, một ngày 3 lần.

Giải thích:

Phương này là phương nội trị thường dùng để chữa bệnh mũi đỏ. Thích hợp với những người nổi đỏ ở đầu mũi, đè lên thì màu đỏ lui giảm, bệnh tình thêm nặng thường gặp vào lúc ăn thức ăn cay nóng, hoặc tinh thần căng thẳng; đồng thời kèm có chứng khô miệng, mũi, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt. Nhân sâm trong phương này giỏi bổ khí sinh tân và còn “tả tà hỏa trong tâm phế tỳ vị, giải khát sinh tân dịch” (“Chân Châu Nang”). Tỳ bà diệp giỏi về thanh tiết phế nhiệt, chữa “ho do phế khí nhiệt, và phế phong sang” (“Thực. Liệu Bản Thảo”). Cam thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Tang bạch bì nhập phế thanh phế, tả phục hỏa trong phế. Hoàng liên; Hoàng bá đều có công hiệu thanh thấp nhiệt, tả hỏa độc. Trong đó, Hoàng bá giỏi về thanh hỏa ở tâm vị. Sáu vị dược vật hợp dùng có tác dụng thanh tả tích nhiệt ổ phế vị. Trung y cho rằng: Phế vị có nhiệt, nhiệt khí xông lên thì có thể khiến vùng mũi nổi sắc hồng, kinh lạc sung dinh hiển lộ, mà phát sinh bệnh mũi đỏ. Vì phương thuốc này thanh tà phế vị, nên chữa được bệnh mũi. đỏ do phế vị tích nhiệt gây ra. Ngoài ra, phương thuốc này còn chữa lành mụn trứng cá do phế kinh phong nhiệt và tỳ vị thấp nhiệt gây ra.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây