Cách trị hôi chân tận gốc tại nhà

Chữa bệnh tại nhà

Hôi chân là do tuyến mồ hôi nhỏ trong cơ thể tiết ra quá nhiều, những thứ do tuyến mồ hôi tiết ra bị vi khuẩn phân giải thành mùi hôi thối. Ra mồ hôi làm cho vi khuẩn sinh trướng nhanh, vì vậy bệnh hôi chân thường kèm theo bệnh ra nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân gây ra mùi hôi chân khó chịu:

TẠI SAO MÙI HÔI CHÂN KHÓ CHỊU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TẾ BÀO DA CHẾT TRÊN CHÂN?

Mùi hôi chân khó chịu được sản sinh ra bởi vi khuẩn trên bề mặt chân như biểu bì tụ cầu khuẩn và vi khuẩn hình que liên kết với nhau tạo nên chất gây ra mùi hôi chân.

Nguyên nhân gây ra chứng hôi chân
Nguyên nhân gây ra chứng hôi chân

Tuy nhiên, những vi khuẩn này ăn những tế bào da chết và phát triển rất nhanh nếu tế bào da chết nhiều, dày đặc và làn da chân có nhiều nếp gấp. Sự phát triển vượt trội của những tế bào trên sản sinh ra mùi hôi chân cực kỳ khó chịu. Tuyến nội tiết sản sinh ra 200 ml mồ hôi/ ngày và tuyến nội tiết trên lòng bàn chân tăng lên khi nhiệt độ cao ( khi chân đi giày kín, nóng nhất là trong mùa hè). Khi đeo giày, chân không được thở và trở nên ngột ngạt, đây là môi trường tốt cho vi khuẩn định cư và phát triển mạnh. Khi vi khuẩn lớn mạnh, mùi hôi càng tăng và thậm chí còn làm hôi cả giày của bạn. Việc loại bỏ tế bào da chết trên chân giúp giải quyết tận gốc môi trường sống của vi khuẩn vì vậy vi khuẩn trên chân bạn sẽ không thể phát triển và gây ra mùi hôi chân khó chịu nữa.

TẾ BÀO DA CHẾT LÀ GÌ?

Da con người gồm có 3 lớp: – Biểu bì, trung bì và hạ bì. Lớp biểu bì trên mặt gồm chất béo và các loại prô-tê-in khác nhau, nó hoạt động bằng cách đẩy các biểu bì chết lên bình thường. Những lớp biểu bì cũ thường bị phân huỷ một cách tự nhiên và tự bong ra khỏi bề mặt da. Quá trình này được gọi là quá trình tái sinh tự nhiên của da (hay còn gọi là quá trình trao đổi chất) và thông thường quá trình này xảy ra trong vòng 28 ngày. Các biểu bì bị bong tróc này còn được gọi là lớp tế bào da chết. Chất sừng (chai) có bong lớp tế bào da chết là một dạng prô-tê-in. Những chất sừng này giống như một lớp hàng rào bảo vệ lớp biểu bì khỏi những tác động từ bên ngoài, giúp bảo vệ cơ thể và cung cấp dưỡng ẩm cho cơ thể. Chất sừng cũng là một bộ phận quan trọng như một phần của làn da.

TẠI SAO NHỮNG TẾ BÀO DA CHẾT LẠI TÍCH LUỸ LẠI?

Những tế bào da chết giữ vai trò bảo vệ những lớp biểu bì khỏi những tác động của môi trường bên ngoài. Nếu trọng lượng của cơ thể đè nặng lên trên đôi chân quá nặng và lâu so với quy định thì dưới chân sẽ hình thành một lớp sừng dày (hay còn gọi là chai). Sự tích luỹ da chết là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ da. Việc tích luỹ những tế bào da chết này là kết quả của quá trình tăng thêm áp lực lên đôi chân như: đứng quá lâu trong suốt một thời gian dài, chơi thể thao quá nhiều hay đi những đôi giầy chật.

Nội dung trị hôi chân

Phải chú ý sạch sẽ, giữ cho da khô ráo, giữ cho chân sạch sẽ, mỗi ngày rửa chân vài lần, thường xuyên thay tất.

Bình thường không nên đi giày thể thao, giầy du lịch đó là loại giầy không thoáng khí, để tránh cho mồ hôi ứ đọng trong chân gây ra hôi thối.

Tích cực tiêu diệt nhân tố gây bệnh như chân ra mồ hôi, nấm chán.

Không nên ăn những thứ dễ ra mồ hồi như ớt, hành sống, tỏi sống.

Tư tưởng trầm tĩnh, kích động dễ ra mồ hôi, bệnh thối chân càng nặng thêm.

Bệnh này điều trị bên ngoài là chính.

Phương pháp trị hôi chân

  1. Ngâm chân vào nước nóng 50-60°C, mỗi lần 15 phút, ngày 1-2 lần.
  2. Dùng vật nặng ép sơ mướp thành đệm dầy, có thể khử được mồ hôi chân gây nên thối chân.
  3. Cát căn 15 gam, nghiền thành bột, cho 15 gam rượu trắng cho thêm một ít nước, sắc lên rửa chân, mỗi ngày 1 lần, làm liên tục 1 tuần, có thể khử được mồ hôi chân gây nên mùi thối.
  4. Khi rửa chân, cho vào trong nước 10-15cc dấm gạo, quấy đều cho 2 chân vào ngâm khoảng 15 phút, mỗi ngày 1 lần, làm từ 3-5 ngày có thể khử được mùi hôi.
  5. Khi rửa chân, cho vào trong nước 50 gam phèn trắng, ngâm khoảng 10 phút, có thể khử được mùi hôi.

Trị hôi chân cần lưu ý.

Người bị thối chân, nhất là trong mùa hè, do trời nóng và hoạt động nhiều, mồ hôi ra nhiều, nếu rửa chân bằng nước lạnh, có thể làm cho tĩnh mạch ở chân nổi phồng lên.

Chữa bệnh tại nhà
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận