Vô khuẩn trong điều dưỡng
Các giai đoạn của đời sống con người liên quan đến sự nhiễm khuẩn
Lứa tuổi sơ sinh: thường do từ bà mẹ truyền sang từ kháng thể hoặc qua nhau.
Lứa tuổi nhũ nhi: khả năng miễn dịch lớn nhất ở hai tháng đầu.
Tuổi nhà trẻ mẫu giáo: do tiếp xúc với môi trường có nguồn lây nhiễm.
Tuổi đi học và thiếu niên: do ăn uống kém vệ sinh.
Người lớn: thường do tiếp xúc bệnh nhân, môi trường có nguồn lây nhiễm khuẩn.
Người già: kháng thể giảm, dinh dưỡng kém, dễ nhạy cảm với sự nhiễm trùng.
Các thành phần cơ bản của chuỗi nhiễm khuẩn
Quá trình nhiễm khuẩn hay chuỗi nhiễm khuẩn bao gồm các thành phần sau đây
Tác nhân gây nhiễm.
Nguồn chứa.
Đường ra.
Cách lây truyền.
Đường xâm nhập.
Sự nhạy cảm của cơ thể.
Tác nhân gây nhiễm
Thường là do các vi sinh vật. Khả năng gây bệnh của các vi sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố sau đây ư Số lượng vi sinh vật.
Độc tính của vi sinh vật.
Khả năng thích ứng với môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, hóa chất ) ư Khả năng đề kháng của cơ thể đối với môi trường.
Nguồn chứa
Nguồn chứa hay nguồn nhiễm là môi trường sống và sinh sản của vi sinh vật. Nó có thể là người, đồ vật hay động vật.
ở người: có thể là người bệnh hay người lành bệnh mang vi khuẩn.
ở động vật như: chó mang vi khuẩn dại, ở chuột mang vi khuẩn dịch hạch, ở bọ chét.
ở thực vật như: đất chứa vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn hoại thư sinh hơi.
Đường ra của vi sinh vật
Đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua vết thương, qua da, qua đường máu.
Cách lây truyền
Có thể qua tiếp xúc trực tiếp như ho, hắt hơi, nôn, giao hợp, sờ mó.
Hoặc qua vật tải trung gian như nước, sữa, đồ dùng, hay từ côn trùng như: ruồi, muỗi.
Đường vào cơ thể
Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể giống như đường ra.
Tính cảm thụ của cơ thể
Tính cảm thụ phụ thuộc vào khả năng đề kháng của cơ thể. Khả năng đề kháng của cơ thể phụ thuộc:
Độ tuổi (trẻ sơ sinh, người già đề kháng kém).
Sự dinh dưỡng (đầy đủ hay suy dinh dưỡng).
Giới tính.
Sự điều trị như dùng kháng sinh, điều trị không đúng phác đồ.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Cắt đứt chuỗi nhiễm khuẩn
Để tránh sự nhiễm khuẩn, chúng ta có thể cắt đứt một hay nhiều thành phần của chuỗi nhiễm khuẩn, như:
Tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, loại bỏ tác nhân gây bệnh bằng các phương pháp vật lý hay hóa học.
Xử lý, thanh thải nguồn chứa, dọn dẹp, tẩy uế các nơi có nguồn chứa.
Mang khẩu trang khi tiếp xúc với các bệnh nhân lây qua đường hô hấp.
Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, v.v.
Vô khuẩn
Vô khuẩn có hai hình thức: vô khuẩn nội khoa và vô khuẩn ngoại khoa.
Vô khuẩn nội khoa
Định nghĩa
Còn được gọi là sự làm sạch, làm hợp vệ sinh, có nghĩa là dùng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu số lượng vi sinh vật hiện có trên một vật hay một vùng, cùng các hình thức để kiểm soát sự lây lan các tác nhân gây bệnh như:
Rửa tay.
Mang găng sạch.
Mặc áo choàng.
Giặt giũ
Mục đích của vô khuẩn nội khoa
Làm giảm sự lây truyền trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác.
Giảm số vi khuẩn gây bệnh, tăng an toàn cho môi trường sống của con người.
Tạo cho cơ thể có sức đề kháng cao.
Các biện pháp áp dụng của vô khuẩn nội khoaCó nhiều biện pháp trong vô khuẩn nội khoa cụ thể như:
Rửa tay:
+ Trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.
+ Trước và sau khi thực hiện các thủ thuật hay kỹ thuật trên người bệnh.
+ Trước khi vào và sau khi rời khỏi phòng bệnh.
+ Sau khi sờ mó vào vật dơ bẩn.
+ Sau khi tháo găng.
Cung cấp phương tiện, vật chứa cho bệnh nhân để chứa các dịch tiết, chất thải (đờm, nước tiểu, phân).
Khi ho, hắt hơi nên bao phủ miệng và mũi để tránh nước bọt bắn ra ngoài.
Không để các bệnh nhân dùng chung vật dụng.
Tránh tung bụi khi quét dọn.
Lau sạch sàn nhà và tường.
Đặt vật sạch xa các vật bẩn.
Phòng bệnh phải thoáng để không khí vận chuyển được.
áp dụng biện pháp cách ly cho bệnh nhân nhiễm.
Vô khuẩn ngoại khoa
Định nghĩa
Vô khuẩn ngoại khoa, là tình trạng trong đó những vùng, vật hoàn toàn không có sự hiện diện của vi khuẩn kể cả bào tử.
Vô khuẩn ngoại khoa được áp dụng trong các thủ thuật mà dụng cụ:
Phải xuyên qua da (tiêm, chọc, dò).
Xuyên hoặc tiếp xúc với vùng vô trùng (thông tiểu).
Tiếp xúc với các vùng da, niêm mạc không còn nguyên vẹn (như vết thương, phẫu thuật, sinh đẻ).
Mục đích
Vô khuẩn ngoại khoa là biện pháp để bảo vệ một vật hay một vùng được hoàn toàn vô khuẩn.
Nguyên tắc áp dụng của vô khuẩn ngoại khoa
Dùng kìm vô khuẩn hay mang găng vô khuẩn để tiếp xúc với các vật vô khuẩn.
Không được choàng tay qua vùng vô khuẩn.
Không được nói chuyện, ho, hắt hơi vào vùng vô khuẩn.
Khi đi ngang qua vùng vô khuẩn, không được quay lưng về hướng vô khuẩn.
Vật vô khuẩn bị ướt được xem như không còn vô khuẩn.
Bình kìm tiếp liệu vô khuẩn phải được giữ khô ráo (không ngâm dung dịch).
Mở gói đồ vô khuẩn phải để xa thân người, không để chạm vào áo quần.
Phần dưới thắt lưng không được xem là vô khuẩn.
Khi đã mang đồ vật ra khỏi hộp hay gói đồ vô khuẩn không được đặt trả lại.
Nếu nghi ngờ tình trạng vô khuẩn của một vật phải xem vật đó không vô khuẩn.
Phương pháp khử khuẩn – tiệt khuẩn
Tiệt khuẩn
Phương pháp vật lý
Hơi nóng ẩm dưới áp lực
áp lực chỉ để làm tăng nhiệt độ của hơi nước vì vậy căn bản của việc khử khuẩn này là bề mặt của vật phải được tiếp xúc với hơi nước.
Khi sử dụng máy phải cho không khí ra ngoài để nhiệt độ được hoàn hảo.
Thời gian tiệt khuẩn được tính từ khi nhiệt kế ở lối ra chỉ tới nhiệt độ cần thiết.
Khi sử dụng máy đang hoạt động có áp lực phải khóa an toàn ở cửa của máy, không được mở đến khi không còn áp lực.
ích lợi của phương pháp tiệt khuẩn bằng lò hấp hơi nước dưới áp lực là:
Tiêu diệt các vi khuẩn kể cả bào tử trong một thời gian ngắn.
Các vật dụng được hơi nước ngấm đều.
Tiệt khuẩn được nhiều loại dụng cụ và vật dụng khác nhau.
Dễ kiểm soát hơn các máy tiệt khuẩn khác.
Bất lợi của phương pháp này là:
Không thể khử khuẩn các loại dầu mỡ, phấn bột.
Sử dụng máy không đúng sẽ đưa đến mất an toàn và không hiệu quả.
Quy trình kỹ thuật | Lý do |
Chuẩn bị dụng cụ | |
Các đồ vật và dụng cụ phải được rửa sạch không được dính dầu mỡ rỉ sét v.v
Các đồ vật vải không có lỗ rách và vết dơ. Cạnh các gói đồ không lớn quá 50 cm, không gói chặt quá, không lỏng nhưng vẫn giữ được đồ vật bên trong. Các khóa khớp của đồ vật phải để hở. Các hộp lọ có nắp khi để vào máy phải mở nắp để hơi nước thấm vào. Các gói đồ có đồ vật bên trong khác tính chất nhưđồ kim loại và cao su phải được ngăn cách bằng gạc hoặc giấy ngăn. Các gói kiểm tra sựtiệt khuẩn phải đặt giữa gói. Các gói đồ để xen kẽ nhau. |
Hơi nước sẽ không hòa tan được dầu mỡ.
Sẽ không đảm bảo vô khuẩn khi sử dụng. Hơi nước tiếp xúc. Sự chịu nóng của các đồ vật khác nhau. Đảm bảo sự tiệt khuẩn |