Phụ giúp thầy thuốc khám bệnh nhân tâm thần

Chăm sóc bệnh nhân

BỐ TRÍ PHÒNG KHÁM CHO BỆNH NHÂN TÂM THAN

Phòng khám là nơi tiếp đón bệnh nhân đầu tiên, đa số các bệnh nhân tâm thần tự cho mình không bị bệnh nên từ chổi sự khám bệnh, vì vậy cách bố trí phòng khâm phải làm cho bệnh nhân có cảm giác dễ chịu thoải mái, yên tâm và hợp tác để thầy thuốc khám bệnh. Cách bố trí phòng khám phải gọn gàng, sạch đẹp, màu sắc phải hài hoà dễ chịu để làm giảm bớt sự căng thẳng về tâm thần cho bệnh nhân.

Thái độ, lời nói, cử chỉ của nhân viên y tế đón tiếp bệnh nhân phải niềm nở, ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng và thực sự tôn trọng bệnh nhân để bệnh nhân tin tưởng và hợp tác khám bệnh.

PHỤ THẦY THUỐC KHÁM BỆNH NHÂN TÂM THẦN

Hướng dẫn chi tiết cho gia đình bệnh nhân khai báo đầy đủ và chính xác về tiền sử, bệnh sử tâm thần của bệnh nhân.

Giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết: Ghi chép vào sổ khám bệnh đầy đủ các mục (tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, nơi giới thiệu bệnh nhân…).

Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp và đánh giá toàn trạng bệnh nhân để báo cáo thầy thuốc.

Thực hiện y lệnh của thầy thuốc một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Cùng với thầy thuốc xử trí tích cực và kịp thời các trường hợp bệnh nhân cấp cứu.

HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN VÀ NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC.

  • Giải thích cho người nhà bệnh nhân biết phần lớn các thuốc điều trị bệnh tâm thần là thuốc độc nên phải quản lý chặt chẽ, không để cho bệnh nhân tự động lấy thuốc uống để phòng trường hợp bệnh nhân uống quá liều hoặc bệnh nhân tự sát.

Căn dặn người nhà của bệnh nhân cho bệnh nhân uống thuốc đều đặn hàng ngày (thông thường uống sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ), uống đủ liều và uống đúng giờ quy định.

  • Nói rõ cho người nhà bệnh nhân biết các biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc an thần kinh (như táo bón, khô miệng, khó nuốt, chảy dãi, chân tay run…) để người nhà yên tâm và khi thấy bệnh nhân có biểu hiện khác thường như mẩn ngứa, dị ứng, đi loạng choạng,., thì phải báo cáo ngay cho thầy thuốc để xử trí kịp thời.
  • Căn dặn bệnh nhân và người nhà phải đưa bệnh nhân đến khám đầy đủ, đều đặn theo định kỳ để thầy thuốc điều chỉnh lại thuốc và có hướng điều trị thích hợp.

CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN, BỆNH NHÂN VÀ PHỤ THẦY THUỐC LÀM CÁC THỦ THUẬT, THEO DÕI, CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU KHI LÀM THỦ THUẬT

Sốc điện

Sốc điện là một liệu pháp điều trị bằng cách cho một dòng điện qua não để gây cơn co giật (giống cơn động kinh) nhưng không gây tổn thương tế bào não. Sau khi sốc điện trạng thái tâm thần của bệnh nhân tốt hơn trước khi sốc điện.

Chỉ định sốc điện chủ yếu cho những bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát, trạng thái căng trương lực trong bệnh tâm thần phân liệt, hoang tưởng, ảo giác hoặc kích động ở bệnh nhân tâm thần mạn tính mà điều trị bằng thuốc không có kết quả.

  • Chuẩn bị dụng cụ:

Kiểm tra lại máy sốc, điện cực, dây điện một lần nữa trước khi làm sốc điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

Quan sát lại xem trong phòng sốc điện đã đầy đủ các phương tiện và dụng cụ để tiến hành sổc điện.

+ Bình oxy và dụng cụ cấp cứu, thuốc cấp cứu.

+ Past để bôi vào điện cực (nếu không có past có thể dùng nước muối 0,9%. Tẩm vào gạc để thay thể).

+ Gạc hoặc băng cuộn để ngáng lưỡi.

+ Gối kê lưng, khăn mặt để lau đờm dãi cho bệnh nhân.

  • Chuẩn bị bệnh nhân:

Giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để họ yên tâm.

Dặn bệnh nhân nhịn ăn trước khi sốc điện ít nhất 3 giờ để tránh tình trạng thức ăn trào ngược vào đường hô hấp khi sốc điện.

Bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi sốc điện.

Tháo răng giả (nếu có), tháo các đồ trang sức trên người bệnh nhân để đề phòng tai biến có thể xảy ra.

Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp của bệnh nhân trước khi sốc điện. Nếu thấy bất thường phải báo ngay với thầy thuốc.

Tuyệt đối không cho người nhà vào phòng sốc điện, dặn họ chò ở ngoài đến khi bệnh nhân tỉnh mới cho vào tiếp xúc.

  • Phụ thầy thuốc làm sốc điện:

Thông thường một kíp sôc điện ít nhất là 3 người: Bác sĩ chỉ huy chung và bấm máy, một người phụ giữ vai bệnh nhân và điều chỉnh ngáng lưỡi trong khi sốc, một người phụ giữ điện cực đặt vào hai bên thái dương của bệnh nhân.

Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên giường một cách thoái mái, kê gối thấp dưới lưng bệnh nhân để đề phòng tai biến trật cột sống khi bệnh nhân lên cơn co giật, cho ngáng lưỡi vào giữa hai hàm răng bệnh nhân để bệnh nhân không cắn vào lưỡi, bảo bệnh nhân nhắm mắt lại, tay để thẳng dọc theo hai bên hông, cởi thắt lưng, khuy áo của bệnh nhân.

Bôi past vào hai điện cực, sau đó đặt hai điện cực vào hai bên thái dương bệnh nhân.

Thầy thuốc điều chỉnh đồng hồ của máy sốc cho phù hợp với bệnh nhân, cắm điện vào máy sốc, bấm nút điện trên máy sốc.

Người phụ giữ hai vai bệnh nhân, để các chi ở tư thế thoải mái đề phòng gãy xương, trật khớp.

Khi bệnh nhân hết cơn co giật thì rút gối ở lưng ra và kê gối lên đầu cho bệnh nhân, đặt đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, rút ngáng lưỡi. Nếu có đờm dãi thì lấy khăn mặt lau sạch cho bệnh nhân và kiểm tra xem bệnh nhân có bị xây xát không ?

Thông thường sau cơn co giật bệnh nhân có rối loạn ý thức trong một thời gian ngắn và sau đó bệnh nhân sẽ ngủ. Nhưng có một số trường hợp bệnh nhân sau làm sốc điện còn ở trong tình trạng ú ố quờ quạng, lúc này bệnh nhân không biết gì nên phải giữ bệnh nhân nằm yên tại giường cho đến khi bệnh nhân tỉnh hoàn toàn mới thôi để tránh tai biến.

Thu dọn dụng cụ máy móc.

  • Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau sốc điện:

Nếu chuẩn bị tốt, chỉ định đúng, tiến hành đúng thao tác thì sẽ không xảy ra những tai biến do sốc điện (gãy xương, trật khớp, ngừng thở lâu….). Khi có tai biến xảy ra thì phải tiến hành xử trí kịp thời.

Trật khớp vai: Phải nắn vào đúng phương pháp và kịp thời.

Ngừng thở lâu: ấn nhẹ vùng trên rốh phía dưới lồng ngực vài lần để kích thích bệnh nhân thở. Thông thường ấn vài lần là bệnh nhân có thể thở được bình thường. Nếu ngừng thở kéo dài hơn thì phải cho thở oxy và làm hô hấp nhân tạo đồng thồi dùng thêm thuốc trợ hô hấp.

Nếu bệnh nhân có trạng thái lú lẫn hoặc ú ở vật vã quò quạng thì- phải giữ bệnh nhân tại giường cho đến khi bệnh nhân tỉnh hẳn mới thôi.

Nếu bệnh nhân ra đờm dãi nhiều phải lau sạch cho bệnh nhân và đặt đầu nghiêng sang một bên. Nếu bệnh nhân có nhiều mồ hôi phải lau sạch và thay quần áo cho bệnh nhân.

Kiểm tra lại mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thồ của bệnh nhân, nếu thấy bất thường phải báo ngay thầy thuốc để xử trí.

Ngoài ra sau khi sốc điện bệnh nhân có thể nhức đầu, đau lưng, giảm trí nhớ, mệt mỏi… cần phải giải thích cho bệnh nhân và người nhà yên tâm và các triệu chứng trên sẽ mất dần sau một thời gian ngừng sốc điện.

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý là phương pháp tác động của người thầy thuốc một cách tích cực, có hệ thống vào tâm thần người bệnh thông qua lòi nói, thông qua các yếu tố tiếp xúc khác.

Liệu pháp tâm lý là liệu pháp cần được áp dụng từ lúc bệnh nhân đặt chân đến phòng khám và phải được tiếp tục duy trì trong suốt quá trình bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đến khi bệnh nhân ra viện điều trị ngoại trú. Liệu pháp tâm lý bao gồm liệu pháp tâm lý gián tiếp và liệu pháp tâm lý trực tiếp.

  • Liệu pháp tâm lý gián tiếp:

Là liệu pháp sử dụng tác động tâm lý thông qua môi trường xung quanh, nó bao gồm toàn bộ công tác tổ chức bệnh viện, các quy tắc chế độ chuyên môn, thái độ của nhân viên y tế… Liệu pháp tâm lý gián tiếp nhằm mục đích làm cho bệnh nhân tin tưởng vào chuyên môn, yên tâm điều trị, tạo không khí thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân, từ đó mất dần những triệu chứng thứ phát lo âu, suy nghĩ, buồn rầu, sợ hãi, hiểu nhầm sinh ra.

Trong liệu pháp tâm lý gián tiếp, vấn đề cấu trúc bệnh viện đóng vai trò quan trọng, lậm cho bệnh nhân mất ấn tượng bị giam giữ khi điều trị tại bệnh viện. Bệnh viện sạch sẽ, gọn gàng, vệ sinh, trật tự tạo cảm giác cho bệnh nhân dễ chịu, thoái mái trong khi điều trị.

Khi khám bệnh, làm xét nghiệm, thủ thuật, tiêm truyền… phải đảm bảo làm đúng theo các quy tắc chế độ chuyên môn, tiến hành một cách nhẹ nhàng. Các thủ thuật trong bệnh viện cố gắng thực hiện nhằm giải phóng bệnh nhân tâm thần đến mức tôi đa, tránh trói buộc và có hành vi thô bạo với bệnh nhân. Các thủ thuật phải được tiến hành ở phòng riêng kín đáo. Khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần cần tránh thái độ sỢ sệt hoặc coi thường bệnh nhân. Khi đón tiếp bệnh nhân phải niềm nỏ, ân cần và chỉ dẫn chu đáo. Đồng thời cần phải thường xuyên hướng dẫn bệnh nhân lao động và vui chơi giải trí thích hợp, từ đó duy trì được mối quan hệ thân mật gần gũi với bệnh nhân, kịp thời nắm được những diễn biến tâm lý phức tạp của bệnh nhân như cảm giác bị bọ rơi, sinh ra lo lắng sợ hãi.

Phải đảm bảo môi trường “Vô khuẩn về tâm lý”, một lời nỏi của nhân viên phục vụ phải ăn khớp với nội dung lòi nói của thầy thuốc. Những lòi nói không khéo, những tiếng cười thiếu ý thức, những lòi giải thích không có trách nhiệm… có thể làm mất tác dụng của liệu pháp tâm lý rất công phu của thầy thuốc.

Thái độ của nhân viên y tế cần đúng mực, niềm nở, chỉ dẫn tỉ mỉ, chu đáo, tận tình sẽ tác động tốt đến tâm thần của bệnh nhân.

  • Liệu pháp tâm lý trực tiếp:

Là liệu pháp dùng lời nói trực tiếp tác động vào tâm thần của bệnh nhân để chữa bệnh. Liệu pháp tâm lý trực tiếp bao gồm: Giải thích hợp lý, ám thị khi thức, ám thị trong giấc ngủ thôi miên, tự ám thị và thư giãn luyện tập. Trong các liệu pháp tâm lý trực tiếp, uy tín người thầy thuốc đóng vai trò hết sức quan trọng. Lời nói của thầy thuốc tác động trực tiếp lên tâm thần bệnh nhân và có tác dụng làm mất các triệu chứng bệnh.

Nhân viên y tế phải có mặt trong bất cứ liệu pháp tâm lý trực tiếp nào của thầy thuốc để làm cho bệnh nhân yên tâm, tin tưởng tiếp thu lời nói của thầy thuốc, gây ấn tượng mạnh mẽ cho bệnh nhân.

Trong khi thực hiện liệu pháp, nhân viên phục vụ phải tỏ ra hết sức tôn trọng người thầy thuốc ((thực hiện y lệnh đầy đủ, chính xác và kịp thời), lời nói và cử chỉ nhẹ nhàng, lịch thiệp, phối hợp ăn khớp với thầy thuốc.

  • Nhân viên phục vụ có mặt và phụ thầy thuốc trong khi tiến hành các liệu pháp, còn đóng vai trò thực hiện các động tác phụ trợ để làm tăng tác dụng tâm lý chữa bệnh của lòi nói như: dùng các thuốc kích thích, tiêm thuốc, châm cứu, bấm huyệt…
  • Trong phương pháp thư giãn luyện tập bao gồm các bài “Tâm thần thư thái”, “Giãn mềm cơ bắp” và “Sưởi ấm cơ thể” mà chủ yếu là cơ chế tự ám thị phối hợp với phương pháp luyện tập thở bụng kiểu khí công và một số tư thế YOGA.
  • Liệu pháp tâm lý trực tiếp bao gồm nhiều liệu pháp, thầy thuốc chỉ định liệu pháp tuỳ theo từng bệnh nhân cụ thể. Nhân viên y tế phụ thầy thuốc tuyệt đối không được phát ngôn bừa bãi hoặc giải thích vô trách nhiệm, trái với lời nói của thầy thuốc sau khi đã tiến hành xong liệu pháp.

Trong quá trình phụ thầy thuốc làm các liệu pháp, nhân viên y tế phụ thầy thuốc cần phải biết cách động viên, an ủi và khích lệ bệnh nhân đúng lúc, đúng chỗ và kịp thời làm cho bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối vào kết quả chữa bệnh của liệu pháp.

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận