Đường ra
Che miệng khi ho, hắt hơi.
Mang khẩu trang khi cần thiết: tiếp xúc với người bệnh lây qua đường hô hấp
Quản lý các chất tiết đúng cách.
Quản lý vật bén nhọn.
Quản lý chất thải đúng cách.
Phương tiện lây truyền
Sử dụng dụng cụ bảo hộ: khẩu trang, mắt kính, găng tay, áo choàng, ủng khi cần thiết.
Dụng cụ, vật dụng dùng riêng cho từng người.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ thoáng mát.
Rửa tay khi:
Tiếp xúc người bệnh.
Tiếp xúc vật nhiễm.
Trước và sau khi thực hiện các kỹ thuật và thủ thuật. ư Sau khi tiếp xúc với chất tiết, máu ư Khi thấy bẩn.
Sau khi tháo găng.
Yêu cầu rửa tay:
Nguồn nước sạch.
Vòi nước nên có đồ gạt bằng tay hoặc chân.
Bồn rửa tay rộng và vừa tầm.
Dung dịch rửa tay tùy theo loại rửa tay: thường quy, thủ thuật, phẫu thuật.
Chú ý ở kẽ, đầu ngón tay và mô ngón cái.
Kỹ thuật rửa tay: không để sót vùng nào trên đôi tay.
Lau khô tay bằng khăn cá nhân, khăn giấy xài 1 lần rồi bỏ, hoặc máy sấy.
Không làm nhiễm bẩn trở lại vùng đã rửa.
Phải có bồn rửa tay tại phòng làm việc.
Ngăn chặn sự xâm nhập
Giữ da niêm mềm mại, sạch sẽ.
Xoay trở tránh đè cấn.
Che chở vết thương.
Thay băng khi thấm ướt dịch.
Xử lý vật bén nhọn đúng qui định.
Rửa tay đúng thời điểm và đúng cách.
Nâng sức đề kháng của cơ thể
Chủng ngừa.
Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.
Thể dục thể thao.
Chế độ nghỉ ngơi, ngủ hợp lý.
Phòng ngừa stress.
Các đường lây nhiễm thường gặp trong môi trường bệnh viện
Đường hô hấp: nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấpNguyên nhân:
ống hút đờm.
ống thở ôxy.
Mở khí quản đặt nội khí quản.
Người bệnh nằm lâu.
Săn sóc răng miệng.
Môi trường không khí ô nhiễm.
Người bệnh bị các bệnh về đường hô hấp, bệnh nhân thở máy.
Đường tiêu hóa
Thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh.
Cho người bệnh ăn qua sonde không đảm bảo kỹ thuật.
Quản lý chất thải của người bệnh kém.
Đường tiết niệuư Vệ sinh cá nhân kém.
Đặt ống thông tiểu.
Qua da
Vệ sinh cá nhân kém.
Môi trường tiếp xúc.
Đường máu
Tiêm chích – đặt catheter – chọc dò.
Vết thương – dẫn lưu.
Quy định về quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện của bộ y tế
Hậu quả của sự lây nhiễm, nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện là sự nhiễm khuẩn xảy ra sau khi nhập viện 48 giờ, và hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện là:
Tăng ngày nằm viện.
Tăng kinh phí điều trị.
Quá tải bệnh viện.
Giảm ngưồn lực của xã hội.
Do tình hình trên công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện được Bộ Y tế đề ra chủ yếu nhất là trong các lĩnh vực sau:
Dụng cụ y tế.
Vệ sinh ngoại cảnh, môi trường.
Vệ sinh khoa phòng.
Vệ sinh cá nhân.
An toàn thực phẩm.
Điều kiện để thực hiện công tác phong chống nhiễm khuẩn: nguồn nước sách, dụng cụ, phương tiện, hóa chất khử khuẩn.
Quy định cụ thể về quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện của Bộ Y
tế
Đối với dụng cụ y tế
Áp dụng các biện pháp khử khuẩn tiệt khuẩn theo đúng quy định về quy trình, xử lý, nồng độ, thời gian và lưu trữ.
Dụng cụ phải được bảo quản đúng nơi quy định tuỳ theo tính chất của từng dụng cụ: bẩn, sạch, vô khuẩn, sử dụng 1 lần rồi bỏ hoặc tái xử dụng.
Phải áp dụng đúng quy trình tuỳ theo từng kỹ thuật vô khuẩn hoặc sạch.
Trật tự vệ sinh ngoại cảnh
Đường đi phải sạch sẽ bằng phẳng bảo đản an toàn khi vận chuyển người bệnh.
Có cây cảnh bóng mát nhưng không um tùm và không trồng cây ăn trái.
Có khu vực dành riêng cho thân nhân người bệnh sinh hoạt (hạn chế người thăm nuôi).
Có khu vực dành riêng để tập trung xe của nhân viên, khách ư Có khu vực dành riêng để giặt, phơi đồ vải.
Có nơi tập trung chất thải rắn cho toàn bệnh viện.
Có đủ thùng rác có nắp đậy kín ở các nơi trong khuôn viên bệnh viện và được xử lý theo đúng quy chế xử lý chất thải.
Cống thoát nuớc và chất thải lỏng phải có hệ thống thoát riêng không bị nghẽn tắc và được xử lý trước khi thải ra hệ thống nước thải đô thị.
Trật tự vệ sinh khoa và buồng bệnh
Yêu cầu của khoa phòng:
Phòng bệnh thoáng, đối lưu không khí.
Diện tích cửa sổ, cửa ra vào = diện tích phòng, có đủ đèn điện.
Nếu phòng kín phải có máy điều hòa.
Tiêu chuẩn cách nhau giữa 2 giường là 1,2-1,5m.
Giường cách vách tường 80 cm.
Vật dụng trong khoa phòng không sử dụng phải đem ra ngoài.
Vách tường nên tráng men hoặc sơn.
Góc tường nên làm góc tù: dễ rửa.
Phòng bệnh được sắp xếp gọn gàng, trật tự, ngăn nắp.
Không mùi hôi.
Vệ sinh sạch sẽ.
Nước uống và nước dùng.
a. Trật tự vệ sinh buồng bệnh
Phân chia khu vực để làm vệ sinh vì dụng cụ và các chất tẩy rửa sẽ được dùng riêng cho từng khu vực.
Quy định vệ sinh
Phân chia khu vực vệ sinh, để tiện việc chăm sóc, vệ sinh và tránh sự lây nhiễm chéo từ vùng này sang vùng khác.
Sạch: phòng trực, phòng giao ban, phòng làm việc.
Kém sạch: phòng người bệnh nằm, phòng thủ thuật.
Bẩn: phòng vệ sinh, phòng chứa chất thải.
Dụng cụ vệ sinh dùng riêng cho từng khu vực.