Trang chủChăm sóc bệnh nhânBiểu hiện và chăm sóc người bệnh Dại

Biểu hiện và chăm sóc người bệnh Dại

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú. Bệnh được lây truyền qua các chất tiết nhiễm virus dại (thường là nước bọt qua vết cắn).

Virus dại thuộc họ Rhabdovirrus, chủng Lyssa, có ARN, hình viên đạn, đường kính 70-80nm. Sức đề kháng của virus rất yếu, dễ bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, sức nóng, nhạy cảm với xà phòng và formol.

Virus dại có nhiều trong nước bọt, nước tiểu, dịch não tủy của súc vật bị bệnh. Virus xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, xây xước ngoài da (virus cũng có thể lây truyền qua ghép giác mạc).

Có 2 thể dịch tễ: thể thành thị lan truyền chủ yếu do chó, mèo không được tiêm phòng và thể hoang dã lan truyền chủ yếu do các loài động vật hoang dại như chồn hôi, chó sói, cáo, gấu, cầy và dõi.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Thời kỳ ủ bệnh: không có triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại rất thay đổi. Trung bình khoảng 40 ngày, tối thiểu 7 ngày, tối đa một năm. Thời kỳ ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, tình trạng vết cắn, sự đề kháng của vật chủ, khoảng cách từ chỗ cắn đến hệ thần kinh trung ương.

Thời kỳ khởi phát

Xảy ra 2-4 ngày trước khi cơn dại xuất hiện. Có thể có một số tiền triệu:

Thay đổi tính tình: người bệnh mất ngủ, bồn chồn, có lúc thảng thốt, lo âu, buồn bã hoặc nói nhiều. Có thể tìm cách xa lánh hoặc cách ly người xung quanh.

Dị cảm nơi bị cắn: tê bì, nhức, co cứng cơ,…

Một số biểu hiện khác: chán ăn, mệt mỏi, sốt, đau mỏi cơ bắp và một số dấu hiệu ít gặp hơn như: đau đầu, bí tiểu, buồn nôn, đau bụng.

Một số yếu tố thuận lợi: sang chấn tâm lý như lo lắng, vui hoặc buồn,…hoặc sau tai nạn, phẫu thuật.

Thời kỳ toàn phát

Thể hung dữ.

Thể liệt.

  • Thể hung dữ

Là thể hay gặp nhất, chiếm 80%. Hầu hết các trường hợp đều có các biểu hiện của kích thích hành tủy.

Rối loạn hô hấp: thay đổi nhịp thở, thở dồn dập không đều, thở dài hoặc nói nhiều, nói đứt hơi hổn hển.

Sợ nước, sợ gió: không giám uống nước mặc dù đói khát, sợ quạt gió mặc dù thời tiết nóng bức.

Dần dần xuất hiện co thắt họng và thanh quản: đặc biệt khi uống nước hoặc có gió thổi, khi đưa thức ăn, nước uống lên miệng gây co thắt họng- thanh quản làm người bệnh sợ hãi nấc lên không ăn uống được. Đây là dấu hiệu “Thít thanh quản”.

Tăng kích thích các giác quan: mắt sáng long lanh, tai rất thính. Người bệnh sợ ánh sáng, tiếng động hay tìm nấp vào chồ tối yên tĩnh.

Rối loạn thần kinh thực vật: huyết áp dao động, da xanh tái vã mồ hôi, đồng tử giãn hoặc không đều 2 bên. Tăng tiết nước bọt kèm sợ nước làm người bệnh khạc nhố liên tục.

Cương đau dương vật, xuất tinh tự nhiên là biểu hiện hay gặp ở nam giới.

Toàn trạng:

+ Người bệnh thường không sốt, nhưng có thể sốt cao hoặc gai rét

+ Tinh thần: người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong giai đoạn đầu, về sau có thế giãy dụa, đập phá, kêu rú lên rồi đi vào hôn mê,… thuốc an thần hầu như không có tác dụng.

Tiến triển: trong vòng 2-6 ngày kể từ khi lên cơn dại, người bệnh tử vong do ngừng thở, ngừng tim có liên quan với tổn thương trung tâm hành tủy.

  • Thể liệt

Thể này dễ bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm. Chiếm khoảng 20%.

Là liệt kiểu hướng thượng (Landry), liệt từ chân lân dần lên trên, cuối cùng liệt hành tủy và tử vong.

Lúc đầu là đau dọc xương sống, đau 2 chân, đi yếu rồi liệt.

Bí đại tiểu tiện.

Bụng chướng dần.

Liệt các cơ hô hấp, liệt tay, nuốt sặc, liệt hành tủy và tử vong.

Có biểu hiện viêm não-tủy cấp: dịch não tủy có thể biến loạn theo kiếu viêm màng não nước trong.

Diễn biến của thể liệt: nếu có các phương tiện hồ trợ, có thể kéo dài hơn thế hung dữ nhưng không quá 13 ngày.

  • Thể dại ở trẻ em

The hung dữ: diễn biến thầm lặng hơn, ít khi đập phá, kích động. Dấu hiệu sợ nước sợ gió không rõ rệt. Trẻ bồn chồn khó chịu hết nằm lại ngồi, nôn ọe, chướng bụng, trụy tim mạch rồi tử vong. Khai thác tiền sử bị chó cắn thường không rõ ràng, gây khó khăn cho chẩn đoán.

Thể liệt: cũng liệt hướng thượng Landry, rối loạn hành tủy và tử vong.

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Xét nghiệm cơ bản

Công thức máu, urê, đường, điện giải đồ bình thường trong những ngày đầu và không đặc hiệu

Xét nghiệm dịch não tủy có thể biến đổi viêm màng não nước trong: albumin dưới lg/lít, tế bào tăng chủ yếu lymphocyte.

Các xét nghiệm đặc hiệu

Phân lập virus

Phân lập virus từ bệnh phẩm là nước bọt, tổ chức não, dịch não tủy.

Các phản ứng huyết thanh

Kháng thể miễn dịch huỳnh quang EFRA (ImmunoAuorescent rabies antibody) độ đặc hiệu cao.

Kháng thể trung hòa: RFFIT (Rapid íluorescent focus in hibition test).

Miễn dịch men: RREID (Rapid rabies enzyme immunodiagnosis).

Khảo sát mô bệnh học tím hiểu thể Négri

Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reactien)

ĐIỀU TRỊ

Không có thuốc chữa đặc hiệu khi bệnh dại đã lên cơn. Điều trị chỉ là triệu chứng và hồ trợ.

Dùng thuốc an thần giảm kích thích như seduxen, hoặc hỗn họp cocktailytics (gồm Aminazin, Dolacgan và Domedrol), Phenobarbital.

Hồ trợ hô hấp: dùng thuốc, thở máy, bóp bóng ambu, -..

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DẠI LÊN CƠN

1. Nhận định

Hỏi

Có sốt, có gai rét?

Có bị mất ngủ, cảm giác bồn chồn, thảng thốt?

Đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi bắp thịt?

Cảm giác sợ nước, sợ ánh sáng, sợ tiếng động?

Tính tình có thay đổi: lo âu, hoặc buồn bã,…

Có khó thở/ thở dồn dập, hoặc có cơn co thít thanh quản?

Có khạc nhổ liên tục không?

Chán ăn, buồn nôn, nôn?

Có vết chó cắn?

Có hiện tượng bị cương cứng dương vật, bị xuất tinh tự nhiên (Nam giới)?

Thăm khám thể chất

Dấu hiệu sinh tồn:

Nhiệt độ: không sốt, hoặc có thể sốt rất cao hoặc gai rét.

Mạch: bình thường theo tuổi, có thể nhanh khi sốt cao.

Huyết áp: bình thường theo tuổi, có khi huyết áp giao động.

Nhịp thở bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh dồn dập, có khi có cơn co thít thanh quản đặc biệt khi có quạt gió, hoặc uống nước.

Da, niêm mạc:

Có vết chó, mèo cắn? vết thương khô lành hay nhiễm trùng?

Da xanh tái, vã mồ hôi do bị rối loạn thần kinh thực vật.                          *

Mắt long lanh.

Hô hấp:

Nhịp thở, kiểu thở: thở nhanh, thở dồn dập nhịp thở không đều, nói đứt hơi thở hổn hển.

Đối với thể liệt: liệt hô hấp dẫn đến ngừng thở và tử vong.

Tuần hoàn: rối loạn thần kinh thực vật

Da xanh tái, vã mồ hôi.

Huyết áp giao động.

Tình trạng toàn thân:

Ý thức của người bệnh: hoàn toàn tỉnh táo, vẻ mặt hốt hoảng.

Khám bụng: bụng có thể chướng dần ở thể liệt.

Bí đại tiểu tiện ở thể liệt.

Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh dại

Giảm kích thích, kích động cho người bệnh

  • Chăm sóc

Bố trí người bệnh nằm tại phòng cách ly riêng biệt.

Khu vực yên tĩnh, hạn chế ánh sáng và tiếng động. Buồng bệnh phải đảm bảo an toàn, không có bất kỳ vật dụng gì dễ gây thưcmg tích nguy hiểm cho người bệnh.

Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp cho người bệnh (lưu ý tránh sử dụng nhiệt kế thủy ngân dễ vỡ, nguy hiểm cho người bệnh).

Thực hiện thuốc an thần theo y lệnh.

Hạ sốt cho người bệnh bằng uống paracetamol theo y lệnh khi có sốt cao.

  • Theo dõi

Tình trạng tăng kích thích của người bệnh (thể hung dữ), tình trạng liệt hướng thượng (thể liệt).

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.

Tình trạng tăng tiết.

Tinh trạng ngừng thở, ngừng tim đột ngột.

Đảm bảo thông khí cho người bệnh

  • Chăm sóc

Tư thế người bệnh nằm đầu cao, dễ thở, cho thở oxy cannula hỗ trợ (người bệnh vật vã kích thích, nằm ngồi không yên lại có cơn co thít thanh quản, hoặc liệt cơ hô hấp, liệt hành tủy ở thể dại bại liệt nên thiếu ô xy).

Đặt cannula Mayo tránh tụt lưỡi.

Hút đờm dãi hỗ trợ.

Chuẩn bị bóng ambu, dụng cụ đặt nội khí quản, phụ giúp bác sỹ đặt ống nội khí quả, thở máy khi có cơn ngừng thở.

  • Theo dõi

Nhịp thở, kiểu thở, co thít thanh quản, suy hô hấp.

Tăng tiết đờm dãi, khạc nhổ.

Thở máy (nếu có).

Thực hiện y lệnh thuốc và xét nghiện cận lâm sàng

Thực hiện thuốc theo y lệnh: tiêm an thần, truyền dịch hỗ trợ (hạn chế).

Phụ giúp bác sỹ chọc dịch não tủy.

Lấy máu, dịch tiết xét nghiệm phân lập virus dại.

Theo dõi các tiến triển của bệnh

Biểu hiện liệt hướng thượng đối với thể liệt (thể liệt kéo dài khoảng 14 ngày sẽ tử vong); Thể hung dữ tử vong trong từ 2-7 ngày.

Theo dõi số lần lên con trong ngày.

Tình trạng li bì tăng dần lên.

Tình trạng ngừng thở, ngừng tim đột ngột.

Dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân

Cho người bệnh ăn theo nhu cầu, ăn nhẹ, nhỏ bữa (lưu ý tránh bị sặc, do người bệnh có con co thít thanh quản, đặc biệt khi uống nước và ăn).

Rửa vết thưong thay băng vết thương hàng ngày (nếu có).

Vệ sinh răng miệng hàng ngày (cận thận đề phòng người bệnh cắn vào tay người chăm sóc).

Hướng dẫn, tư vấn cho người nhà người bệnh

Không được để vật dụng cứng, sắc nhọn trong buồng bệnh, phòng tránh khi người bệnh có cơn kích động.

Khi chăm sóc người bệnh, cẩn thận khi người bệnh cắn vào tay.

Phải vệ sinh tay trước khi tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với người bệnh, các vật dụng, dịch tiết của người bệnh (lưu ý vùng da bị tổn thương).

Động viên an ủi người bệnh, tránh biểu cảm trước mặt người bệnh (buồn rầu, khóc, bàn tán,…).

Tư vấn cho người nhà người bệnh cần phải tiêm phòng cho vật nuôi (chó, mèo) theo đúng lịch của cơ quan thú ý.

Hướng dẫn người nhà người bệnh khi bị súc vật nghi dại cắn: rửa sạch ngay vết cắn bằng dung dịch xà phòng, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, sát khuẩn bằng dung dịch Betadine 1%, song đến ngay cơ sở y tế để tiêm vaccin phòng dại.

Nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh phải hết sức tế nhị, giải thích cho người nhà về tình trạng bệnh, không giải thích trước mặt người bệnh rằng đây là bệnh không thể chữa khỏi.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây