Bệnh Viêm khớp do lậu – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh xương khớp

Căn nguyên

Lậu cầu theo đường máu xâm nhập vào trong một ổ khớp từ một tổn thương lậu cấp tính, hoặc từ tổn thương mạn tính tuy hiếm hơn (từ viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm mào tinh ở nam giới, viêm tử cung-vòi trứng ở nữ giới do lậu cầu). Viêm khớp do bệnh lậu cũng có thể xuất hiện ở trẻ còn bú sau một bệnh mắt có mủ hoặc ở một trẻ em gái sau khi bị viêm âm hộ âm đạo do lậu cầu. Trong trường hợp bệnh lậu được điều trị đúng cách thì biến chứng viêm khớp chỉ hãn hữu mới xảy ra.

Triệu chứng

Viêm khớp thường hay xảy ra 3-6 ngày (có thể tới 2 tháng) sau nhiễm lậu cầu cấp tính, với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới trẻ tuổi trội hơn (ở những đối tượng này thường bệnh lậu không được chẩn đoán). Người ta phân biệt:

Viêm khớp nhiễm lậu cầu: khởi phát thường đột ngột, trước đó có đau khớp di chuyển không điển hình, rồi bỗng nhiên khu trú ở một hoặc hai khớp lớn. Bệnh nhân hay bị sốt cao tới 38°-39°C. Hiếm thấy những trường hợp nhiễm khuẩn huyết thực sự do lậu cầu. Viêm khớp do lậu cầu phát triển trong 1-2 ngày, thường chỉ ở một khớp hoặc ít khớp, và diễn biến cũng giống như các viêm khớp nhiễm khuẩn khác, nếu lịhông được điều trị kịp thời, sẽ tiến tới phá huỷ khớp.

  • Viêm khớp mạn tính tái tạo: có thể diễn biến tiếp sau viêm khớp cấp tính hoặc biểu hiện mạn tính ngay từ đầu. Xương, sụn, và các bộ phận khác của khớp là bao khớp và các dây chằng là vị trí của những tổn thương không hồi phục gây ra bởi quá trình viêm mạn tính và dẫn tới cứng khớp. Chụp X quang thấy sụn khớp bị mòn, khe khớp bị hẹp, xuất hiện gai xương và hình ảnh loãng xương.
  • Bệnh thấp do lậu cầu: có thể mang tính chất của một trường hợp viêm đa khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp.
  • Những biểu hiện kết hợp: có thể thấy viêm bao hoạt dịch, đôi khi đơn độc, hoặc viêm túi thanh dịch tiết dịch rỉ viêm ở dưới gân Achille (gân gót), dưới xương gót, trước xương bánh chè.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Cấy máu: đôi khi dương tính vào lúc khởi đầu của viêm khớp nhiễm khuẩn. Cũng có thể tìm thấy lậu cầu ở một tổn thương da.
  • Hoạt dịch (dịch khớp): có thể là dịch trong, hoặc đục, hoặc mủ thật sự (nếu có trên 3.000 bạch cầu/pl với 80% là bạch cầu hạt trung tính). Đôi khi có thể nhìn thấy lậu cầu trong xét nghiệm hiển vi trực tiếp, và cấy hoạt dịch cho kết quả dương tính trong 30% số trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn (chọc hút dịch khớp trước khi cho kháng sinh).

Chẩn đoán phân biệt với những trường hợp sau đây:

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn khác, không phải lậu cầu.
  • Viêm đa khớp dạng thấp phản ứng huyết thanh âm tính: thể viêm khớp này rất khó chẩn đoằn phân biệt với bệnh thấp do lậu.
  • Hội chứng Reiter: cũng khó chẩn đoán phân biệt với viêm khớp do lậu vì viêm niệu đạo cũng tham gia vào bệnh cảnh lâm sàng của bệnh lậu.
  • Thấp khớp cấp: khác với viêm khớp do bệnh lậu bởi tiền sử và diễn biến.

Điều trị

Penicillin G (10 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 8-10 ngày), hoặc trong trường hợp không dung nạp (dị ứng với penicillin) thì cho tetracyclin (250 mg 4 lần mỗi ngày). Cefoxitin trong trường hợp mầm bệnh sản xuất được penicillinase (enzym phá huỷ penicilin).

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận