BỆNH NHUYỄN XƯƠNG (Ostéomalacie)

Bệnh xương khớp

ĐIỀU TRỊ NHUYỄN XƯƠNG: Chủ yếu dùng Vitamin D, tác dụng chắc chắn.

Điều trị dùng Vitamin D2 hoặc D3
– Vitamin D2 (Stérogyl): Dạng uống 100 giọt = 1mg = 40.000 đv, dạng tiêm ống 15mg. Uống mỗi ngày X giọt x 20 ngày/ 1 tháng. Tiêm 1 ống 15 mg vào bắp thịt, mỗi tuần 1 ống. Uống hoặc tiêm nhiều tháng, xét nghiệm Calci – Phospho máu và Calci – Phospho niệu để điều chỉnh liều lượng thuốc…

Nguồn: Bệnh thấp khớp – NXB Y học – 2002

TS. Trần Ngọc Ân

BỆNH NHUYỄN XƯƠNG
BỆNH NHUYỄN XƯƠNG

Là một bệnh xương mất chất khoáng hay thưa xương, có tính chất lan tỏa, gặp ở người lớn, được đặc trưng bởi sự khiếm khuyết quá trình vô cơ hóa khung protein của xương. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu Vitamin D. Về giải phẫu bệnh, xương trở nên mềm, dễ biến dạng, vi thể thấy các đường viền dạng xương tăng nhiều (đó là các tổ chức tiền xương, có nhiều tạo cốt bào và không được calci hóa).

I. TRIỆU CHỨNG

A. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1.Đau: đau ở vùng cơ thể chịu tải (cột sống thắt lưng, chậu hông), đau âm ỉ tăng dần, ở mức độ nặng bệnh nhân không đi lại được vì đau.
2. Gãy và lún xương tự nhiên, hoặc sau chấn thương rất nhẹ; gãy xương dài, lún đốt sống.
3. Biến dạng: xuất hiện muộn, biến dạng cột sống gây gù, vẹo, biến dạng lồng ngực.
4. Khám: ấn vào xương thấy đau nhiều, cơ nhẽo, trương lực và cơ lực giảm, đi lại khó khăn (dễ nhầm với loạn dưỡng cơ tiến triển).
B. X QUANG
1. Hình ảnh loãng xương (mất vôi) lan tỏa, nhất là cột sống và khung chậu, ranh giới của xương mờ không rõ nét, khó phân biệt với phần mềm ở ngoài, hình ảnh giống như phim chụp xấu, non tia …
2. Đốt sống hình thấu kính phân kỳ hay đốt sống cá, gù và vẹo, khung chậu biến dạng, lồng ngực biến dạng dẹt hoặc hình chuông.
3. Các vết rạn xương hay đường rạn Looser – Milkman là dấu hiệu đặc biệt của bệnh nhuyễn xương, đặc điểm của các vết rạn này là:
– Vị trí: hay gặp ở khung chậu (ngành ngồi – mu, ngành chậu – mu, khớp mu, phần sau trong cánh chậu), xương đùi (cổ, bờ trong thân xương), xương sườn, xương bả.
– Hình thái: là những đường hẹp, tăng thấu quang từ 2 – 5 mm, từ mặt ngoài của xương chạy thẳng góc vào trong, dừng lại ở giữa hoặc chạy suốt chiều ngang xương, đôi khi những đường rạn này tách 2 phần xương và di lệch: đó là dấu hiệu gãy xương.
– Số lượng: các đường rạn có số lượng nhiều từ 2 đến 50 đường, bao giờ cũng đối xứng hai bên.
C. SINH HÓA VÀ GIẢI PHẪU BỆNH 
1. Calci – Phospho:
– Calci máu giảm (dưới 80 mg/l), calci niệu giảm.
– Phospho máu giảm, mức lọc thận của Phospho tăng.
– Phosphatase kiềm tăng.
– Nghiệm pháp tăng Calci niệu âm tính (truyền tĩnh mạch calci 15 mg/kg, sau đó theo dõi calci niệu/24 giờ, bình thường tăng rõ rệt).
2. Định lượng Vitamin D hay 25(OH)D3 trong máu thấy giảm rõ rệt so với người thường.
3. Sinh thiết xương để xác định chẩn đoán (bằng ngoại khoa hay bằng kim sinh thiết).

II. NGUYÊN NHÂN 

Chủ yếu là do thiếu Vitamin D, một số do giảm Phospho trong máu.
A. Do thiếu Vitamin D:
– Đói ăn, chế độ ăn không đủ chất.
– Ăn kiêng (không có mỡ, dầu …), cho bú, có thai.
– Thiếu ánh nắng.
B. Do không hấp thụ được Vitamin D:
– Tắc mật, suy gan.
– Bệnh ruột: hội chứng kém hấp thu, ỉa phân mỡ, bệnh Sprue, Crohn.
– Viêm tụy mãn, suy tụy.
– Sau cắt dạ dày, cắt đoạn ruột già nhiều.
C. Các nguyên nhân khác (Loại kháng Vitamin D2):
– Dùng Barbiturat kéo dài (chữa động kinh).
– Bệnh đái tháo Phosphat do ống thận (Hội chứng Fanconi).

III. ĐIỀU TRỊ NHUYỄN XƯƠNG

Chủ yếu dùng Vitamin D, tác dụng chắc chắn.
1. Điều trị dùng Vitamin D2 hoặc D3
– Vitamin D2 (Stérogyl): Dạng uống 100 giọt = 1mg = 40.000 đv, dạng tiêm ống 15mg. Uống mỗi ngày X giọt x 20 ngày/ 1 tháng. Tiêm 1 ống 15 mg vào bắp thịt, mỗi tuần 1 ống. Uống hoặc tiêm nhiều tháng, xét nghiệm Calci – Phospho máu và Calci – Phospho niệu để điều chỉnh liều lượng thuốc.
– Vitamin D3 (Dédrogyl): Dạng uống V giọt = 25 microgam. Uống mỗi ngày từ IV đến V giọt kéo dài. Rocaltrol 0,25 µg x 1 viên mỗi ngày, uống kéo dài.
– Dầu gan cá: uống hàng ngày dưới dạng giọt hay viên bọc Gelatin.
– Calci: uống dưới dạng viên hay dung dịch mỗi ngày 1g.
2. Đối với thể nhuyễn xương kháng Vitamin (vitamino résistant): không dùng Vitamin D2 mà dùng Vitamin D3 liều rất cao thường mang lại kết quả.

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận