Chẩn đoán và điều trị ung thư hạ họng

Bệnh ung thư

Ở nước ta ung thư hạ họng hay gặp hơn ung thư thanh quản. ung thư hạ họng phân chia theo 3 vùng: xoang lê, vùng sau nhẫn phễu, vùng thành sau hạ họng. Các tác giả hệ tiếng Anh thì miêu tả ung thư sau sụn nhẫn là loại ung thư vùng tròn của miệng thực quản, là vùng ranh giới giữa hạ họng và thanh quản.

Nguyên nhân chủ yếu gập ở những người nghiện rượu, nghiện thuốc lá. Ngoài ra còn gặp ở những người bị các yếu tố kích thích mũi, họng thường xuyên bởi khí, hơi, bụi do tiếp xúc nhiều với khí, hơi, bụi (mang tính nghề nghiệp). Bệnh còn gặp ở những người bị các yếu tố kích thích (thường xuyên, trường diễn) mũi, họng bởi: khí, hơi, bụi do tiếp xúc nhiều.

Ở nước ta và một số nước khác như: Pháp, Ý, Mỹ, Trung Quốc bệnh mắc chủ yếu ở nam giới. Riêng ở Canada, Anh bệnh hay gặp ở nữ giới. Bệnh thường bị ở độ tuổi 50-60.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

  • Triệu chứng lâm sàng

Bệnh ở giai đoạn đầu:

+ Nuốt khó 1 bên, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, có dị vật trong họng.

+ Cảm giác khó chịu ở một bên họng.

  • Tổn thương thực thể

Soi thanh quản-hạ họng gián tiếp: Gây tê bằng xylocaine 2-3% bằng bình phun hoặc bơm họng, sơ bộ thấy được khối u ở xoang lê nhưng khó xác định được ranh giới do phù nề.

Soi thanh quản- hạ họng trực tiếp: Chủ yếu dùng phương pháp nội soi để đánh giá chính xác vị trí tổn thương và làm sinh thiết u chẩn đoán.

  • Cận lâm sàng

Chẩn đoán tế bào-giải phẫu bệnh lý:

Vị trí u: Hay gặp là ung thư xoang lê trên: 80%

+ Đại thể: Hay gặp: hình thái loét thâm nhiễm, chiếm 85% tổn thương bắt đầu từ niêm mạc rồi thâm nhiễm sâu xuống các tổ chức ở phía dưới (tuyến, cơ, màng sụn).

+ Hình thái từng đám: Có từng nụ nhỏ hoặc nổi hạt, không nhẵn bóng, nhưng không thâm nhiễm vì vậy rất khó phân biệt với một vùng niêm mạc viêm mạn tính.

+ Vi thể: Chủ yếu là loại ung thư biểu mô gai. Ngoài ra còn có thể gặp loại sarcom, loại tuyến, loại ung thư biếu mô không biệt hóa.

Chẩn đoán X-quang: Chụp phim cổ nghiêng có cản quang để xác định điểm xuất phát và tổn thương u ở vùng thành sau thanh quản đã lan xuống miệng thực quản chưa. Tốt nhất chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ.

Đánh giá bilan toàn thân bằng cách:

+ X-quang tim phổi

+ Siêu âm ổ bụng

+ Chụp đổng vị phóng xạ.

+ Xét nghiệm cơ bản đánh giá chức năng ở cơ quan tạo huyết, gan, thận…

Khám chuyên khoa cần phải: Khám chuyên khoa răng-hàm-mặt, mắt, thần kinh để đánh giá sự lan tràn của u.

Đánh giá theo mức độ tiến triển:

Theo TNM (UICC-2002)

Khối u nguyên phát (T)

+ Tis: Ung thư biểu mô tiền xâm lấn

+ To: Không có dấu hiệu u nguyên phát

+   Tị: Khối  u còn khu trú ở 1 vị trí giải phẫu bệnh

+   T2: Khối  u đã lan ra 1 vị trí khác của hạ họng hoặc  lan vào 1 vùng tuyến giáp nhưng thanh quản chưa bị cố định

+   T,: Như  T2 nhưng cửa thanh quản đã bị cố định

+   T4: Khối  u đã lan vào sụn, xương, hoặc tổ chức phần mềm

Hạch vùng (N) và di căn (M)

+ N và M: Giống như ung thư vùng Đầu-Mặt-Cổ

Chẩn đoán phân biệt

Cần khám kĩ để phát hiện 1 ung thư thứ 2 (nếu có) phát sinh tại vùng đường ăn, đường thở trên (không phải là ung thư vùng hạ họng).

Ung thư miệng thực quản: hay gập là thể xâm lấn theo hình tròn vùng ranh giới giữa hạ họng và thực quản. Nhiều tác giả cho nó là hạ họng hơn thực quản.

Về lâm sàng thì ung thư này thường kèm theo thiếu máu do thiếu sắt của hội chứng Kelly Paterson.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phẫu thuật

Tuỳ thuộc vào tổn thương của u và hạch mà có những chỉ định phẫu thuật phù hợp. Thường áp dụng các phẫu thuật sau:

Cắt bò họng-thanh quản toàn phần: Đây là loại phẫu thuật hay dùng nhất ở nước ta vì bệnh nhân đến ở giai đoạn muộn. Thực chất là cắt bỏ toàn bộ thanh quản và 1 phần hạ họng.

Cắt bỏ 1 phần họng-thanh quản: Chỉ sử dụng đối với những u còn bé (Tj) của xoang lê.

Cắt 1 phần bên của hạ họng như kiểu Trotter: Tiến hành u còn nhỏ ở thanh ngoài xoang lê và nó còn cách xoang lê ít nhất là 1,5 cm. Phải bảo tổn dây thần kinh hồi qui.

Cắt bỏ nửa thanh quản-hạ họng theo kiểu André, Pinel, Lacourreye: Chỉ định đối với ung thư xoang lê nhưng lan xuống phần đáy và chưa lan vào bờ bên của thanh quản.

Cắt bỏ nửa thanh quản-hạ họng trên thanh môn: Chỉ định đối với loại ung thư ở vùng bờ bên ở thanh quản. Phẫu thuật này khác phương pháp của Andre, Pinel là giữ lại thanh môn, chỉ cắt 1/2 trên cánh sụn giáp, dây hồi qui được bảo tồn. Phẫu thuật này hay gây ăn sặc vào đường thở nhất là giai đoạn đầu sau mổ, vì vậy phải theo dõi hội chứng viêm phế quản.

Xạ trị

Xạ trị Co60 hoặc gia tốc vào vùng họng-thanh quản và hạch cổ 2 bên. Trường chiếu vào u vùng họng-thanh quản:

+ Giới hạn trên đi qua bờ dưới ống tai ngoài.

+ Giới hạn trước là vùng da trước cổ (vùng khí quản được che chì).

+ Giới hạn dưới là miệng thực quản.

+ Giới hạn sau là bờ xương chũm.

Trường chiếu vào hạch cổ cả 2 bên: Liều xạ thông thường từ 65-70Gy nếu hạch chưa bị thâm nhiễm thì liều xạ có thể là 50Gy.

Các phương pháp điều trị khác

Ngoài 2 phương pháp cơ bản nhất là phẫu thuật kết hợp với xạ trị thì một số tác giả đã sử dụng phối hợp hóa trị, nhưng kết quả còn đang bàn cãi. Có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch để nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.

Bệnh ung thư
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận