Vacxin phòng bệnh não mô cầu

Bệnh truyền nhiễm

Đại cương về bệnh do não mô cầu:

Bệnh não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, lây truyền qua đường hô hấp do song cầu khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Vi khuẩn thường đột nhập qua đường mũi họng, từ đó vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết hoặc qua đường máu đến màng não gây viêm màng não mủ hoặc gây viêm màng não mủ kèm theo nhiễm khuẩn huyết.

Neisseria meningitidis, là loại vi khuẩn Gram âm , ái khí, có 9 nhóm huyết thanh : A, B, c, D, X, Y, z, w 135 và 29E. Ngày nay, nhóm B và c là nguyên nhân chủ yếu của các vụ dịch do não mô cầu.

Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải giọt nước bọt của người bệnh hoặc người lành mang khuẩn. Lây truyền mạnh trong thời kỳ khởi phát. Nếu được sử dụng kháng sinh, vi khuẩn sẽ biến mất khỏi đường mũi họng trong vòng 24 giờ. Tỷ lệ người lành mang khuẩn rất cao khoảng 25%, trong vụ dịch có thể tới hơn 50% số người nhiễm vi khuẩn không có biểu hiện triệu chứng.

Bệnh cảnh lâm sàng xảy ra đột ngột: sốt cao, rét run, đau mỏi toàn thân, đau khóp, xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da; có thể xuất hiện biến chứng sốc nhiễm khuẩn hoặc hội chứng Waterhouse Fridrichsen. Những trường hợp có viêm màng não thường có hội chứng màng não cấp tính : Nhức đầu, nôn, táo bón, cứng gáy, vạch màng bụng dương tính. Trẻ em hay có co giật, lơ mơ , hôn mê sâu. Chọc dò dịch não tuỷ thấy nước đục như nước vo gạo đôi khi kèm theo xuất huyết màng não. Chẩn đoán xác định bằng cấy máu, cấy dịch não tuỷ để phân lập vi khuẩn não mô cầu. Có thể chẩn đoán nhanh bằng cách chích ban xuất huyết hoại tử làm tiêu bản và soi tươi để tìm vi khuẩn não mô cầu. Ngoáy họng làm tiêu bản soi tươi hoặc cấy để tìm vi khuẩn não mô cầu.Nhưng chẩn đoán thấp vì tỷ lệ người lành mang khuẩn rất cao. Tỷ lệ tử vong của bệnh khoảng 5 – 15%.

Vacxin phòng bệnh viêm màng não cầu khuẩn

  • Tên chung.Naccin viêm màng não cầu khuẩn A+C
  • Tên thương mại:Meningococcal Polysaccharide Vacxine A+C
  • Nơi sản xuất:Pasteur Merieux Connaught – Pháp
  • Thời gian bảo vệ:3 năm
  • Tác dụng phụ:

Phản ứng đối với Vacxin hiếm gặp, ở người lớn ít hơn ở trẻ em. Có thể có phản ứng nhẹ và thoáng qua tại nơi tiêm. Đôi khi có sốt nhẹ, kích thích và mệt mỏi trong vòng 72 giò sau khi tiêm.

  • Chống chỉ định:

Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính

Các bệnh cấp tính hoặc mãn tính tiến triển

Không tiêm người có phản ứng mạnh sau khi tiêm Vacxin lần trước hoặc người có dị ứng với thành phần của Vacxin.

  • Lịch tiêm:

Sử dụng Vacxin để phòng bệnh cho trẻ ở vùng có dịch lưu hành hoặc khi đang có dịch. Liều 0,5ml, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt

Tiêm 1 liều khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Chú ý: cần thận trọng khi tiêm cho phụ nữ có thai, chỉ tiêm khi thực sự có nguy cơ mắc dịch. Không tiêm cho trẻ < 18 tháng tuổi trừ khi đang có dịch

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận