Vacxin khi mang thai

Bệnh truyền nhiễm

Mặc dù, về lý thuyết, chống chỉ định sử dụng Vacxin đối với thai nghén nhưng cũng không đủ các bằng chứng có tính thuyết phục về việc chống chỉ định với các Vacxin chuẩn.

Ngoại trừ Vacxin đậu mùa và Vacxin gây sốt cao thì không có bằng chứng nào có tính thuyết phục là các Vacxin có hại đối với bào thai nếu dùng trong thời kỳ thai nghén. Người phụ nữ mang thai có các yếu tố nguy cơ rõ rệt về các bệnh nhiễm khuẩn mà có thể phòng ngừa bằng Vacxin thì nên xem xét sử dụng Vacxin cho các trường hợp này.

Nếu chưa có kết quả nghiên cứu tính an toàn của Vacxin đối với thai nghén thì tốt nhất không nên dùng. Phản ứng sốt sau tiêm Vacxin có thể ảnh hưởng đến thai nghén trong 3 tháng đầu. Do vậy, người ta không tiêm Vacxin cúm cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.

  1. VACXIN RUBELLA VÀ MMR

Mặc dù có Vacxin rubella sống giảm độc lực có thê gây ra các bất thường về thai nghén nhưng không có bằng chứng cụ thể nên vẫn có thể tiêm được cho phụ nữ có thai nếu người đó có nguy cơ phơi nhiễm.

  1. VACXIN PHÒNG UỐN VÁN

Nếu người phụ nữ mang thai đã được tiêm Vacxin phòng uốn ván trước đó 10 năm thì nên tiêm nhắc lại một liều. Phụ nữ mang thai đã được tiêm phòng uốn ván nhưng không đầy đủ thì cần hoàn thành việc tiêm Vacxin uốn ván trong thòi kỳ đầu của thai nghén.

  1. VACXIN PHÒNG BẠI LIỆT

Vacxin bại liệt uống nên được chỉ định cho phụ nữ mang thai nếu người đó có nguy cơ bị bại liệt và có thể thay thê bằng IPV nếu nhiễm trùng đã kết thúc trước khi người đó có nguy cơ phơi nhiễm.

  1. VACXIN SỐT VÀNG

Nếu một phụ nữ mang thai đi du lịch đến các vùng có nguy cơ bị sốt vàng thì nên sử dụng Vacxin sốt vàng.

  1. VACXIN VIÊM GAN B

Vacxin viêm gan B nên được chỉ định cho các thai phụ có nguy cơ bị viêm gan B.

  1. GLOBULIN MIỄN DỊCH

Người ta không biết nguy cơ cho bào thai với miễn dịch bị động và globulin miễn dịch đối với bào thai.

  1. LỊCH TIÊM CHỦNG CHO NGƯỜI LỚN :

Đối với người lớn, việc tiêm nhắc lại các Vacxin là cần thiết để tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch. Các Vacxin thường dùng cho người lổn là :

  • Vacxin phòng uốn ván (TT), tiêm nhắc lại lúc 15-19 tuổi và cứ 10 năm nhắc lại 1 lần .
  • Vacxin phòng phế cầu được tiêm phòng cho người trên 65 tuổi và những người có nguy cơ phơi nhiễm
  • Vacxin phòng rubella được tiêm cho các phụ nữ ở tuổi sinh đẻ có phản ứng huyết thanh âm tính với bệnh này.
  • Vacxin thương hàn, viêm gan B cũng nên được tiêm nhắc lại. Vacxin dại tiêm nhắc lại khi bị chó dại cắn.
  • Người lớn và những người có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cần được tiêm phòng các bệnh liên quan đã nêu tại phần 1.6.

Tuy nhiên, hiện nay các bệnh truyền nhiễm gây dịch có Vacxin dự phòng được Bộ Y tế chỉ đạo tiêm theo diễn biến dịch tễ hàng năm.

Hệ thống y tế dự phòng trong toàn quốc chịu trách nhiệm quản lý các chương trình tiêm chủng phòng bệnh cho nhân dân.

 

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận