Vacxin Sởi – Tiêm chủng mở rộng

Bệnh truyền nhiễm

Đại cương về bệnh sởi:

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, do virút sởi thuộc họ Paramyxovirút influenzae, giông Morbilli- virút gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh được biểu hiện bởi sốt cao đột ngột, viêm long đường hô hấp, khám miệng có thể thấy nốt Koplik sau đó phát ban , xen kẽ giữa các ban là các khoảng da lành tuần tự bắt đầu từ sau tai lan ra đầu mặt cô sau đó lan xuống thân mình và tứ chi. Khi ban đã lan xuống chi thì bắt đầu bay theo tuần tự như khi xuất hiện và để lại các vết thâm vằn da hổ. Trường hợp nặng có thể phát ban kèm theo xuất huyết, biến chứng bội nhiễm vào các cơ quan hoặc xuất hiện viêm não chất trắng sau sởi. Chẩn đoán xác định khi phân lập được virút sởi trong máu hoặc xét nghiệm huyết thanh học 2 lần bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu thấy động lực kháng thể tăng gấp 4 lần hoặc xét nghiệm thấy xuất hiện Ig M đặc hiệu trong huyết thanh bằng phản ứng MAC-ELISA.

Xem các bài viết về bệnh sởi:

Bệnh Sởi – Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Triệu chứng bệnh sởi và dấu hiệu biểu hiện biến chứng sởi

Các loại Vacxin sởi:

Vacxin sởi Rimevax

  • Tên chung: Vacxin sởi
  • Tên thương mại: Rimevax
  • Nơi sản xuất:GlaxoSmithKline Biologicals S.A. – Bỉ Thời gian bảo vệ: Trong nhiều năm
  • Tác dụng phụ:

Phản ứng tại chỗ tiêm, khi xảy ra, thường nhẹ và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các phản ứng tại chỗ, đặc trưng bởi hiện tượng sưng, đỏ rõ rệt và có thể nổi mụn nước .

Sốt cũng có thể gặp sau khi tiêm Vacxin vi rút sởi sống giảm độc lực, nhưng ít khi sốt cao đến 39°5. Những biểu hiện toàn thân khác liên quan đến Vacxin bao gồm khó chịu, ho, sổ mũi và nhức đầu.

Các biến chứng thần kinh như viêm não , hội chứng Guillain – Barre, liệt nửa người, viêm thần kinh thị giác rất hiếm thấy. Nguy cơ bị những biến chứng thần kinh này sau khi sử dụng Vacxin vi rút sởi sống thấp hơn nhiều so với khi mắc bệnh tự nhiên. Những báo cáo về các phản ứng ngứa, phát ban/ban xuất huyết và các phản ứng dị ứng khác (tại chỗ hay toàn thân) hiếm gặp.

Tỉ lệ viêm não lan toả xơ cứng bán cấp (SSPE) liên quan đến tiêm Vacxin sởi là khoảng 1/ltriệu liều. Tỉ lệ này thấp hơn tần suất xảy ra ở bệnh sởi tự nhiên (ước tính khoảng 5-10 trường hợp/l triệu ca mắc sởi).

  • chống chỉ định:

Cũng như những Vacxin khác, phải hoãn tiêm Rimevax cho đối tượng bị sốt cao cấp tính. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn nhẹ không phải chống chỉ định tiêm phòng.

Đối tượng quá mẫn đốỉ với Neomycin, nhưng tiền sử viêm da do tiếp xúc với Neomycin không phải là chống chỉ định

Dị ứng mang tính chất phản vệ với protein trứng, những người dị ứng với trứng có thể được xem xét để tiêm phòng.

Không nên tiêm Rimevax cho những đối tượng bị suy giảm đáp ứng miễn dịch, bao gồm những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nguyên phát và thứ phát. Tuy nhiên, có thể tiêm cho người nhiễm HIV không có triệu chứng, cân nhắc khi tiêm Vacxin cho người nhiễm HIV có triệu chứng.

Phụ nữ có thai. Nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

  • Lịch tiêm:

Rimevax dùng để tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh sởi cho trẻ em và người lớn nhạy cảm. Lứa tuổi tiêm tốt nhất là trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên có thể xem xét tiêm Vacxin cho trẻ nhỏ hơn, trong những trường hợp này, có thể cần tiêm nhắc lại vào lúc trẻ được 15 tháng tuổi hoặc sau đó.

Những đối tượng đã được tiêm một loại Vacxin sởi bất hoạt nên được tái chủng với một loại Vacxin sống nhằm tránh các dạng sởi tự nhiên không điển hình, trầm trọng có thể xảy ra.

Phác đồ tiêm của từng nước thay đổi tùy thuộc vào khuyến cáo quốc gia của nước đó.

Liều 0,5ml, tiêm dưới da

Vacxin sởi Rouvax

  • Tên chung: Vacxin sởi sống
  • Tên thương mại: Rouvax
  • Nơi sản xuất: Pasteur Merieux Connaught – Pháp
  • Thời gian bảo vệ: Khoảng 10 năm
  • Tác dụng phụ:

Thường nhẹ và thoáng qua. Trong vòng 5-7 ngày sau khi tiêm có thể thấy: sốt (đôi khi sốt 39°c trong vài ngày và giảm khi điều trị bằng thuốc hạ sốt), hội chứng viêm mũi họng hoặc viêm đường hô hấp ngắn ngày. Phản ứng da như phát ban thường là nhẹ .

Hiếm khi gặp các bệnh về hạch hoặc sốt cao co giật.

Có khi gặp trường hợp ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau khi tiêm Vacxin chứa kháng nguyên sởi.

  • Chống chỉ định:

Những chống chỉ định thường gặp khi tiêm các loại Vacxin khác: trì hoãn với những trường hợp sốt, bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.

Dị ứng với trứng hoặc neomycin.

Phản ứng sau khi tiêm liều Vacxin trước.

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải. Dù không có chống chỉ định tiêm Vacxin đôi với người nhiễm HIV không có triệu chứng nhưng cũng nên hỏi ý kiến của chuyên gia về

Đang dùng Globulin miễn dịch.

Phụ nữ có thai.

Bệnh bạch cầu.

Đang điều trị bằng Steroids, xạ liệu, các chất alkyl hoá, chất chống chuyển hoá.

U hạch hoặc u ác tính

  • Thận trọng:

Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, tiêm Vacxin 3 tháng sau khi kết thúc điều trị

Các trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV: kháng thể IgG từ mẹ truyền qua rau thai và có thể tồn tại tới 14 tháng tuổi nên khi trẻ chưa được 9-10 tháng tuổi vẫn chưa xác định rõ được tình trạng nhiễm HIV của trẻ. Do vậy cần đợi tới khi xác định được trẻ có nhiễm HIV hay không, bằng xét nghiệm Western Blot, cùng các phương pháp hỗ trợ phát hiện genome vi rút.

+ Nếu trẻ không nhiễm HIV thì tiêm theo lịch bình thường

+ Nếu trẻ nhiễm HIV: cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa nhi

Bệnh nhân đang điều trị globulin miễn dịch: không tiêm Vacxin trong vòng 6 tuần hoặc tốt nhất là 3 tháng sau khi điều trị. Không tiêm globulin trong vòng 2 tuần sau khi tiêm Vacxin

Vacxin quai bị, rubella sống có thể được dùng phôi hợp với Vacxin sởi ở cùng một vị trí tiêm hoặc ở vị trí khác. Nếu không tiêm đồng thời thì phải tiêm các Vacxin sống giảm độc sau 3 tuần

Sau khi tiêm Vacxin, phản ứng Tuberculin có thể âm tính giả trong một thòi gian ngắn

Phụ nữ có thai: Tránh có thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm Vacxin. Nhưng tiêm Vacxin trong khi đang có thai thì cũng không cần phải đình chỉ thai nghén

  • Lịch tiêm:

Vacxin Rouvax dùng để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

Liều đầu tiêm cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi, thường được phối hợp với Vacxin rubella và quai bị. Tuy nhiên đối với trẻ trong nhóm nguy cơ hoặc sống trong vùng lưu hành bệnh sởi thì tiêm lúc trẻ được 9 tháng tuổi, 6 tháng sau tiêm nhắc lại bằng mũi Vacxin phối hợp với Vacxin quai bị và rubella.

Tuổi tiêm phòng mũi thứ 2 phụ thuộc vào chính sách tiêm chủng quốc gia. Có thể tiêm Vacxin khi trẻ đến tuổi đi học.

Liều 0,5ml, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Vacxin sởi, quai bị, rubella

Vacxin sởi, quai bị and rubella II (MMR II)

  • Tên chung: Vacxin sống giảm độc lực phòng sởi, quai bị và rubella
  • Tên thương mại: MMR II
  • Nơi sản xuất: Merck & Co.,Inc., (Hoa Kỳ)
  • Thời gian bảo vệ: hơn 11 năm
  • Tác dụng phụ:

Các tác dụng phụ của Vacxin MMR II là những tác dụng phụ đã được báo cáo sau khi sử dụng các Vacxin đơn giá.

Thường gặp: bỏng rát và/hoặc đau hoặc nổi cục cứng tại nơi tiêm.

ít gặp:

+ Toàn thân: Sốt 38,3°c hoặc cao hơn

+ Da: nổi ban, thường ít nhưng có thể nổi ban toàn thể

Nói chung, triệu chứng sốt, nổi ban, hoặc cả hai xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 12.

Hiếm gặp:

+ Các phản ứng tại chỗ nhẹ như ban đỏ, đám cứng và tăng nhạy cảm

+ Tiêu hóa: đau họng, viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn, tiêu chảy

+ Máu/ bạch hụyết: bệnh hạch bạch huyết khu trú, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết

+ Tăng nhạy cảm: Các phản ứng dị ứng như nốt phỏng và đỏ da ở nơi tiêm, sốc phản vệ, nổi mày đay

+ Cơ xương: Đau khốp và/ hoặc viêm khớp (thường gặp) thoáng qua và hiếm khi kéo dài, đau cơ

+ Thần kinh/tâm thần: Sốt cao co giật ở trẻ em, co giật hoặc cơn động kinh không kèm theo sốt, đau đầu, chóng mặt, dị cảm, viêm đa dây thần kinh, hội chứng Guillain – Barre, mất điều vận. Viêm não/bệnh não cũng đã được báo cáo vói tần số khoảng 1/3 triệu liều tiêm. Nguy cơ xuất hiện những rối loạn thần kinh trầm trọng như vậy sau khi tiêm Vacxin vi rút sởi sống ít hơn rất nhiều so với nguy cơ viêm não và bệnh não khi mắc sởi tự nhiên (1/2000 trường hợp báo cáo)

+ Da: ban đỏ đa hình thái

+ Các giác quan đặc biệt: Các dạng viêm thần kinh thị giác, bao gồm cả viêm thần kinh hậu nhãn cầu, viêm nhú, viêm võng mạc; liệt thị giác, viêm tai giữa, điếc do thần kinh, viêm kết mạc + Tiết niệu, sinh dục: Viêm tinh hoàn Có những báo cáo về các trường hợp viêm não xơ hoá lan toả bán cấp (SSPE) ở trẻ em không có tiền sử mắc sởi tự nhiên những đã được tiêm Vacxin sỏi. Một số trong các trường hợp này có thể do bị bệnh sởi từ trước 1 tuổi mà không biết hoặc có thể là do tiêm Vacxin sởi. Dựa trên sự phân phối Vacxin sởi trên toàn quốc theo ước tính, thì số trường hợp SSPE do tiêm Vacxin sởi là khoảng 1/1 triệu liều Vacxin. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc do bị sởi tự nhiên là 6 – 22 trường hợp SSPE/1 triệu trường hợp mắc sởi. Kết quả nghiên cứu bệnh – chứng hồi cứu do Trung tâm phòng chống bệnh thực hiện cho thấy tác động chung của Vacxin sởi là bảo vệ chống lại SSPE bằng cách phòng ngừa bệnh sởi.

Đau khớp và/hoặc viêm khớp (thường thoáng qua và hiếm khi kéo dài), và viêm đa dây thần kinh là những đặc điểm của bệnh rubella tự nhiên, các triệu chứng này khác nhau về tần số và mức độ nặng nhẹ theo tuổi và giới, hay gặp và nặng nhất ở nữ trưởng thành, ít gặp và nhẹ nhất ở trẻ chưa đến tuổi dậy thì.Rất hiếm khi người được tiêm Vacxin có các triệu chứng khốp mạn tính.

Theo dõi trẻ tiêm Vacxin thấy rằng các phản ứng ở khốp không thường gặp và thường hết sau thời gian ngắn. 0 phụ nữ, tỷ lệ viêm khớp và đau khớp thường cao hơn ở trẻ em (trẻ em 0 – 3%, phụ nữ 12 – 20%), và các phản ứng có vẻ rõ hơn và kéo dài hơn. Các triệu chứng có thể tồn tại trong vài tháng hoặc hiếm khi vài năm. Ó thanh thiếu niên nữ, tỷ lệ xuất hiện các phản ứng ở mức độ trung gian giữa trẻ em và phụ nữ trưởng thành. Thậm chí ở phụ nữ lớn tuổi hơn (35 – 45 tuổi), thì những phản ứng này cũng ít ảnh hưởng đến hoạt động bình thường. Tiêm nhắc lại ít gặp phản ứng hơn là khi gây miễn dịch cơ bản.

  • Chống chỉ định:

Không tiêm MMR II cho phụ nữ có thai; hiện nay chưa biết rõ về tác dụng của Vacxin đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu tiêm Vacxin cho phụ nữ đã dậy thì, thì phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm Vacxin.

Có phản ứng sốc phản vệ với neomycin (vì mỗi liều Vacxin đã hoàn nguyên có chứa khoảng 25pg neomycin)

Tiền sử có phản ứng dị ứng với trứng

Các bệnh đường hô hấp có sốt hoặc các trường hợp nhiễm khuẩn có sốt tiến triển khác

Bệnh lao tiến triển chưa được điều trị

Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch. Chống chỉ định này không áp dụng cho bệnh nhân đang điều trị corticosteroid hoặc liệu pháp thay thế khác, ví dụ như trong bệnh Addison

Những người bị bệnh rối loạn tạo máu, bệnh bạch cầu, bệnh u lympho các thể, hoặc những trường hợp u ác tính khác ảnh hưởng đến tuỷ xương hoặc hệ bạch huyết.

Tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải, kể cả những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do AIDS hoặc các biểu hiện lâm sàng khác của nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch; thiếu hụt miễn dịch tế bào; giảm gammaglobulin huyết và tình trạng loạn gammaglobulin huyết

Người có tiền sử gia đình bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền, đến khi chứng minh được khả năng đáp ứng miễn dịch của người được tiêm Vacxin.

  • Thận trọng

Nói chung:

Cần chuẩn bị sẵn Adrenalin để xử trí cấp cứu trong trường hợp xảy ra phản ứng sốc phản vệ

Cần thận trọng khi tiêm MMR II cho những người mà bản thân hoặc gia đình có tiền sử co giật, tiền sử tốn thương não hoặc các trường hợp stress khác do sốt. Bác sỹ cần thông báo cho người được tiêm về việc có thế xảy ra hiện tượng tăng thân nhiệt sau khi tiêm.

Trẻ em và người trẻ tuổi bị nhiễm HIV nhưng không có các biểu hiện lâm sàng có thể được tiêm Vacxin. Tuy nhiên, người được tiêm Vacxin cần được theo dõi chặt đế phát hiện phơi nhiễm với các bệnh mà Vacxin phòng ngừa vì khả năng sinh miễn dịch có thể kém hơn là ở những người chưa bị nhiễm. Trong những trường hợp lựa chọn, có thể xác định lượng kháng thể lưu hành trong máu để có biện pháp bảo vệ hợp lý, kể cả biện pháp dự phòng bằng miễn dịch thụ động nếu việc gây miễn dịch không đạt tới mức độ bảo vệ.

Hoãn tiêm Vacxin ít nhất là 3 tháng sau khi truyền máu hoặc huyết tương, hoặc dùng globulin huyết tương miễn dịch người.

Phụ nữ có thai

Không nên tiêm Vacxin cho phụ nữ có thai; cần tránh

có thai 3 tháng sau khi tiêm Vacxin

Phụ nữ cho con bú

Cần thận trọng khi tiêm Vacxin MMR II cho phụ nữ đang cho con bú

  • Lịch tiêm

Tiêm cho trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên. Nên tiêm liều thứ 2 bằng Vacxin MMR II hoặc Vacxin sởi đơn giá.

Ở những vùng mà bệnh sởi xuất hiện với tỷ lệ cao ở trẻ < 15 tháng tuổi thì có thể tiêm sớm hơn. Trẻ được tiêm Vacxin khi chưa được 12 tháng tuổi cần được tiêm nhắc lại sau khi được 15 tháng tuổi. Hầu hết trẻ 12 – 14 tháng tuổi đã có đáp ứng miễn dịch, nhưng có thể tiêm liều nhắc lại khi trẻ đến tuổi đi học hoặc muộn hơn.

Những trẻ chưa được tiêm Vacxin sinh ra từ người mẹ mang thai mẫn cảm cần được tiêm Vacxin rubella sống giảm độc.

Những trẻ cảm thụ với một hoặc nhiều bệnh của Vacxin cần được tiêm hoặc một Vacxin đơn giá (sởi, quai bị hoặc rubella), hoặc một Vacxin phối hợp phù hợp. Tuy nhiên, MMR II thích hợp đối với những người cảm thụ với bệnh quai bị, rubella và bệnh sởi. Nếu không có Vacxin đơn giá, thì nên dùng Vacxin MMR II.

Vacxin được tiêm vào dưới da, thường tiêm vào mặt ngoài phía trên của cánh tay. Không tiêm vào mạch máu.

Liều Vacxin giông nhau cho tất cả mọi người: 0,5ml Vacxin đã hồi chỉnh.

Không tiêm globulin miễn dịch (IG) đồng thời với tiêm MMR II.

Vacxin Trimovax

  • Tên chung: Vacxin sởi, quai bị, rubella
  • Tên thương mại: Trimovax
  • Nơi sản xuất: Pasteur Merieux Connaught – Pháp
  • Thời gian bảo vệ: Hơn 10 năm
  • Tác dụng phụ: Sau khi tiêm Vacxin này, có thể phát ban với những nốt đỏ hoặc tím có kích thước khác nhau. Vacxin phốĩ hợp này được dung nạp tốt ở trẻ em. Có thể thấy một vài phản ứng nhẹ từ ngày thứ 5 sau khi tiêm như: sốt, các biểu hiện viêm mũi họng hoặc viêm đường hô hấp trong thòi gian ngắn, ngoại ban nhẹ. Rất hiếm khi thấy sốt cao co giật, các bệnh về hạch hoặc tuyến mang tai. Hiếm gặp các biến chứng thần kinh như viêm màng não hoặc viêm não – màng não, điếc một bên. Viêm màng não xuất hiện trong khoảng 30 ngày sau khi tiêm Vacxin. Tỷ lệ viêm màng não nước trong thấp hơn rất nhiều so với nhiễm vi rút quai bị tự nhiên và sau đó khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Viêm tinh hoàn cũng hiếm gặp. Có một số trường hợp giảm tiểu cầu khi tiêm Vacxin tam liên sởi, quan bị, rubella
  • Chống chỉ định:

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (kể cả nhiễm HIV). Nhiễm vi rút HIV không phải là chống chỉ định đốì với tiêm Vacxin sởi, quai bị, rubella, nhưng với những trường hợp này cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa nhi

Có phản ứng với protein của trứng (phản ứng sốc phản vệ sau khi ăn trứng)

Hiện đang tiêm globulin miễn dịch

Phụ nữ có thai, tuy nhiên nếu cần thiết vẫn có thể tiêm Vacxin .

Thận trọng khi sử dụng: do thành phần rubella trong Vacxin, nên những phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ không nên tiêm Vacxin Trimovax vì có thể mang thai trong thời gian tiêm. Không nên có thai trong vòng 2 tháng sau khi tiêm. Nếu nghi ngờ thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.

Do nguy cơ của thành phần rubella bất hoạt, không tiêm rubella trong vòng 6 tuần, và nếu có thể thì 3 tháng sau khi tiêm globulin miễn dịch hoặc chế phẩm của máu có chứa globulin miễn dịch (máu, huyết tương).-Cũng vì lý do này, không dùng globulin miễn dịch trong vòng 2 tuần sau khi tiêm Vacxin. Để tránh các tương tác có thể xảy ra giữa nhiều loại chế phẩm khác nhau, cần phải thông báo cho bác sỹ về tất cả các liệu trình điều trị đang thực hiện.

  • Lịch tiêm:

Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella cho trẻ từ 12 tháng trở lên. Đối với những trẻ ở môi trường đặc biệt (trung tâm chăm sóc) thì có thể tiêm từ lúc 9 tháng tuổi

Tiêm 1 liều 0,5ml cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi. Tuy nhiên với những trẻ tiêm mũi đầu tiên trước khi được 12 tháng tuổi thì nên tiêm một liều thứ hai sau mũi đầu 6 tháng, nhất là những trẻ sống trong môi trường đặc biệt.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận