Trang chủBệnh truyền nhiễmLây bệnh Tinh hồng nhiệt và phòng chống dịch

Lây bệnh Tinh hồng nhiệt và phòng chống dịch

Tinh hồng nhiệt là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp. Vụ dịch tinh hồng nhiệt sớm nhất là ở Sicile (ý) năm 1543. Khoảng thế kỷ XVII, người ta đã phân biệt tinh hồng nhiệt với bệnh sởi và gọi là scarlatine (tinh hồng nhiệt)

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định. Trong những năm 1884- 1885, người ta đã chú ý đến những liên cầu khuẩn làm tan máu tìm thấy ở họng những người bị bệnh tinh hồng nhiệt. Những mãi đến năm 1923-1925. Dick mới chứng minh được vai trò bệnh căn của vi khuẩn này trong bệnh tinh hồng nhiệt. Nhà bác học này đã gây ra bệnh thực nghiệm cho người bằng liên cầu khuẩn dung huyết phân lập từ họng người bệnh, và đã tạo được miễn dịch cho người bằng những chế phẩm liên cầu khuẩn nuôi cấy. Sau này lại thấy phản ứng Dick (với độc tố liên cầu khuẩn tiêm trong da) dương tính ở những người tiếp thu bệnh tinh hồng nhiệt.

Những người phản đối thuyết này đã đưa ra nhiều luận cứ quan trọng:

  • Liên cầu khuẩn dung huyết thường thấy ở họng (50-70%) những người lành mạnh và ở những người mắc bệnh khác (thí dụ bệnh bạch hầu). Không có một tiêu chuẩn nào để phân biệt liên cầu khuẩn dung huyết tinh hồng nhiệt với các liên cầu khuẩn dung huyết khác.
  • Miễn dịch tạo ra ở người bằng các chế phẩm từ liên cầu khuẩn dung huyết còn đang nghi ngờ.
  • Bệnh tinh hồng nhiệt gây miễn dịch lâu dài, trong khi đó, những bệnh khác rõ ràng là do liên cầu khuẩn dung huyết gây ra (như quá trình mưng mủ, viêm quầng) không có miễn dịch bền vững, mà còn có khi tạo ra nhạy cảm đối với sự nhiễm lại (thí dụ ở bệnh viêm quầng).

Người ta cũng đã tách được từ họng người bị bệnh tinh hồng nhiệt những virut có thể là tác nhân gây bệnh.

Nói đúng hơn, tác nhân gây bệnh tinh hồng nhiệt là một liên hợp virut đặc hiệu và liên cầu làm tan huyết. Đó là kết luận của hội nghị quốc tế ở ý năm 1956 dành để thảo luận đặc biệt về vấn đề này. Giải quyết dứt khoát vấn đề bệnh căn của tinh hồng nhiệt là rất khó, bởi vì không có động vật thí nghiệm thích hợp để gây bệnh thực nghiệm. Chỉ có một vài loại khi giống như người là tiếp thu bệnh này ở mức độ thấp.

Liên cầu khuẩn có cấu trúc kháng nguyên khác nhau gây ra vài chục typ huyết thanh. Nhưng tất cả các liên cầu khuẩn đó đều sinh ngoại độc tố giống nhau.

Sức chịu đựng của liên cầu khuẩn ở ngoài cơ thể giống vi khuẩn bạch hầu, nhưng liên cầu khuẩn chết nhanh chóng hơn ở khô hanh, cho nên cơ chế truyền bệnh bằng bụi không thể thực hiện được như trong bệnh bạch hầu. Trong khi đó, liên cầu có thể sông lâu trong thức ăn, đặc biệt là trong sữa và những thức ăn có đường, cho nên ngoài bệnh tinh hồng nhiệt, chúng có thể gây những đợt bột phát ngộ độc thức ăn.

  • Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng. Tác nhân gây bệnh vào cơ thể ở niêm mạc đường hô hấp trên (mũi, họng, amidan), đôi khi qua da, sinh sản ở đó; sau đó ngoại dộc tố xâm nhập vào cơ thể. Thời kỳ ủ bệnh là từ 3-5 ngày, tôi da là 12 ngày.

Biểu hiện lâm sàng là sốt, viêm mũi họng và thanh quản, hiện tượng nhiễm độc và hồng ban.

Liên cầu khuẩn có thể vào dòng máu để đến sinh sản ở các nội tạng và gây những biến chứng (viêm tai có mủ, tổn thương ở tim, viêm thận), nhất là khi bị tái nhiễm hoặc bội nhiễm. Từ lâu người ta đã thấy rằng dịch tinh hồng nhiệt thường kèm theo dịch viêm amidan.

Tác nhân gây bệnh được giải phóng dần dần cùng với các mô (niêm mạc, da) bị rụng ra khỏi cơ thể và quá trình này thường kết thúc khi hết triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên một số người bệnh trở thành người khỏi mang vi khuẩn.

Tinh hồng nhiệt chỉ là một biểu hiện lâm sàng của tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn. Các biểu hiện lâm sàng khác là viêm da có mủ, viêm quầng, viêm tim, khớp. Nguyên nhân của những hình thái này của nhiễm liên cầu khuẩn là lối vào của vi khuẩn, cấu trúc kháng nguyên, và độc tố của chúng. Có thể nói tinh hồng nhiệt là biểu hiện của sự nhiễm khuẩn ban đầu, còn viêm tim khớp xảy ra ở cơ thể đã có miễn dịch kháng dộc tố và nhạy cảm dối với nhiễm khuẩn.

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Chẩn đoán bằng xét nghiệm có thể tiến hành bằng cách tách liên cầu khuẩn từ thanh quản hoặc tìm độc tố của vi khuẩn và kháng thể ở trong máu. Nhưng phương pháp chẩn đoán bằng xét nghiệm không được thông dụng, vì liên cầu khuẩn rất phổ biến, thường thấy ở thanh quản những người lành mạnh, và vì không thể nào phân biệt được liên cầu khuẩn gây bệnh scarlatine với những liên cầu khuẩn khác cũng ở người lành mạnh.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm là người bệnh, người khỏi mang vi khuẩn và người lành mang vi khuẩn.

  1. Cơ chế truyền nhiễm:

Bệnh được lây chủ yếu qua không khí bằng giọt nhỏ. Người ta còn thực nhận khả năng truyền nhiễm qua thức ăn (như sữa) qua các đồ dùng và đồ chơi của người bệnh. Bệnh còn có thể lây qua tay bẩn và qua các dụng cụ y học (tinh hồng nhiệt do vết thương, do bỏng, sau khi sinh đẻ).

  1. Tính cảm thụ và miễn dịch:

Mỗi người đều tiếp thụ được bệnh, cho nên tinh hồng nhiệt là bệnh chủ yếu của trẻ em (dưới 14 tuổi).

Miễn dịch sau khi bị bệnh rất bền lâu. Gần đây, do dùng nhiều kháng sinh, nên thấy có hiện tượng bị mắc bệnh lại. Miễn dịch có tính chất kháng độc tố và kháng vi khuẩn. Theo các quan sán dịch tễ học, miễn dịch trong một số trường hợp, được hình thành chậm, trong vòng nhiều tuần lễ.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Tinh hồng nhiệt thấy chủ yếu ở trẻ em dưới 12-14 tuổi, tuy cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong tổng số người mắc bệnh tinh hồng nhiệt, trẻ em dưới 7 tuổi chiếm 72,7% trẻ em dưới 14 tuổi chiếm 97%.

Tinh hồng nhiệt có tính theo mùa. Mức độ mắc bệnh tăng ở đầu mùa thu khi bắt đầu đi học và giảm trong mùa nghỉ học.

Mức dộ mắc bệnh tuỳ thuộc vào mật độ dân chúng, cho nên mức độ mắc bệnh ở nông thôn thấp hơn so vứi ở thành phố. Kết quả là đa số thanh niên ở nông thôn không có miễn dịch, trong khi đó hầu hết trẻ em ở thành phố dưới 12 tuổi đã bị tinh hồng nhiệt và có miễn dịch.

Tinh hồng nhiệt có tính chu kỳ. Cứ 3-5 năm lại xảy ra dịch lớn. Tính chu kỳ được điều chỉnh do tác động qua lại giữa miễn dịch của dân chúng và cơ chế truyền nhiễm bằng giọt nhỏ. Thời gian giữa các vụ dịch rất khác nhau tuỳ theo điều kiện sống cụ thể của dân chúng (như cường độ của quá trình di cư trong

những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai, số trường hợp mắc bệnh trong năm 1943 ở nhiều nước Tây Âu gấp 2-3 lần tổng số các trường hợp mắc bệnh trong suốt 11 năm trước chiến tranh (1928-1938).

Trước đây 20-30 năm, tinh hồng nhiệt là một bệnh nặng ở trẻ em, thường kèm theo biến chứng (như viêm tai có mủ dẫn tới điếc, viêm thận, suy tim) với tỷ lệ tử vong cao (8-12%). Ngày nay, tinh hồng nhiệt trở thành một bệnh nhẹ ở trẻ em: tỷ lệ tử vong ở khắp nơi đều ở mức thấp, dưới 0,1%. Việc sử dụng penix- illin chỉ giải thích một phần sự diến biến này, bởi vì tinh hồng nhiệt cũng diễn biến nhẹ ở những người bệnh không điều trị bằng kháng sinh. Rất có thể là do tính sinh độc tố của tác nhân gây bệnh bị giảm, hoặc do từ thế hệ này qua thế hệ khác, sức đề kháng của dân chúng đối với tinh hồng nhiệt đã tăng lên.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

  1. Biện pháp chống dịch:

Chống bệnh tinh hồng nhiệt là một việc rất phức tạp. Vì tác nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định. Các thể bệnh nhẹ làm cho việc chẩn đoán bệnh và việc phòng chống dịch càng thêm khó khăn. Các biện pháp chông dịch chỉ nhằm mục đích giảm tỷ lệ tử vung và ngăn ngừa các biến chứng.

Tinh hồng nhiệt là một bệnh bắt buộc phải khai báo.

Người bệnh có thể cách ly ở nhà hoặc ở bệnh viện tuỳ theo các chỉ định lâm sàng và chỉ định dịch tễ học, như trong bệnh sởi. cần phải đưa vào bệnh viện, các trẻ em nhỏ dưới 2 tuổi (vì ở lứa tuổi này, tỷ lệ tử vong cao nhất) và những người bệnh sống trong điều kiện vệ sinh thấp kém. Phải đưa người bệnh vào bệnh viện để đề phòng tái nhiễm và biến chứng bởi liên cầu khuẩn.

Người bệnh có thể ra viện từ ngày thứ bảy đến ngày thứ mười hai nếu khỏi về lâm sàng; thậm chí có thể sớm hơn từ ngày thứ năm nếu điều trị bằng penix- illin. Tuy nhiên, những trẻ em dưới 12 tuổi và những người lớn làm việc ở các nhà trẻ, mẫu giáo, lớp 1 và lớp 2, chỉ được phép đi làm việc hoặc đến trường sau thời gian cách ly 12 ngày ở nhà, vì không thể xác định được là họ còn mang vi khuẩn hay không.

Ở ổ bệnh không phải tẩy uế cuối cùng, chỉ cần lau rửa sàn nhà, các đồ dùng và làm thoáng khí buồng bệnh. Trong khi người bệnh còn nằm điều trị cũng làm thoáng khí buồng bệnh bằng cách chiếu tia cực tím. Nên tiến hành tẩy uế thường xuyên các đồ dùng hàng ngày và đồ đạc trong phòng bằng dung dịch cloramin 1%.

Những người chăm sóc người bệnh phải đeo khẩu trang bằng gạc

Trong ổ dịch, những trẻ em tiếp xúc với người bệnh phải cách ly trong 7 ngày, kể từ ngày cách ly người bệnh và tiến hành tẩy uế cuối cùng. Nên tiêm gamma-globulin cho những trẻ em đó.

  1. Phòng bệnh đặc hiệu:

Người ta chưa chế dược vacxin đặc hiệu. Những vacxin chế bằng liên cầu khuẩn chết hoặc bằng độc tố của chúng, hoặc bằng cả vi khuẩn và độc tố đều chỉ cho kết quả hạn chế và cần phải tiêm 3-5 lần. Việc sử dụng liều lượng kháng nguyên cao đã gây ra phản ứng mạnh, không khác nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn mấy. Nhưng cố gắng chế một giải độc tố ít dộc hơn cũng thất bại. Như vậy việc tạo miễn dịch chủ động trong tinh hồng nhiệt còn là một vấn đề phải giải quyết.

Việc dùng gamma-globulin để tạo miễn dịch thụ động cũng cho kết quả hạn chế.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây