Nhịp sóng điện não đồ cơ bản

Bệnh thần kinh

1. Các nhịp sóng EEG

Trên lâm sàng, các sóng tần số trong dải tần của sóng beta và nhanh hơn được gọi là sóng nhanh (>14ck/gy), các sóng có tần số trong dải tần của sóng theta và chậm hơn được gọi là sóng chậm (< 14ck/gy)(hình 8.125)

sóng điện não

Hình 8.125. Các loại sóng điện não

Nhịp alpha (α)

  • Nhận biết: tần số: 8 – 13ck/gy (ở người lớn thường 9 -11 ck/gy); biên độ 30 – 80|iV; chỉ số ở vùng chẩm thường trên 50% ở người tỉnh táo. Nhịp alpha chỉ có ở EEG người, dạng hình sin tạo thoi đều đặn, xuất hiện rõ ở vùng chẩm.
  • Đặc điểm: nhịp alpha có thể giảm nhịp, đồng hoá nhịp với nhịp ánh sáng kích thích, mất khi mở mắt (phản ứng Berger dương tính) hoặc mất thoáng qua khi có các kích thích cảm giác khác. Nhịp alpha nghịch thường (paradoxical alpha rhythm) gặp khi bệnh nhân đang ngủ gà đột ngột mở mắt. Nhịp alpha chậm ờ người cao tuổi hoặc đang dùng thuốc chống động kinh và ở bệnh nhân ý thức u ám. Hoạt động alha tăng ờ trẻ em và ở các bệnh nhân ngộ độc hormon tuyến giáp.
  • Ý nghĩa: các sóng có tần số 8 – 13ck/gy không nhất thiết bao giờ cũng là sóng alpha. Những sóng có tần số này, có vùng phân bố rộng và không đáp ứng với các kích thích bên ngoài được gọi là sóng Muy và gặp ở các bệnh nhân hôn mê. Sóng được gọi là alpha chậm có vùng phân bố và đặc tính phản ứng giống alpha nhưng tần số khoảng 4 – 5ck/gy và không có ý nghĩa bệnh lý.

Nhịp beta (β)

  • Nhận biết: tần số 14 – 34ck/gy, biên độ thấp (< 15|aV), cũng có khi biên độ gần bằng 30pV, không tạo hình cụ thể, không có tổ chức. Sóng beta thường xuất hiện tại vùng chẩm – đỉnh, trán – đỉnh – thái dương và ở đoạn nối các thoi α. Chỉ số nhịp p thấp (bằng khoảng 1/10 – 1/15 nhịp a) ở đạo trình chẩm. Người ta chia sóng beta thành beta tần số thấp (14 – 23ck/gy) và beta tần số cao (24 – 34ck/gy).
  • Đặc điểm: nhịp p khi xuất hiện ờ vùng não sau và có đáp ứng với kích thích ánh sáng được coi là một dạng sóng alpha nhanh. Đa phần sóng beta phân bố lan tỏa và không có đáp ứng với ánh sáng, cũng có khi sóng beta xuất hiện tại vùng đỉnh và giảm hoạt tính khi vận động các chi bên đối diện, ở phụ nữ, nhịp p có chỉ số cao hơn nam giới. Trong tình trạng ngủ gặp các sóng tần số 18 – 25ck/gy tăng rõ rệt. Sóng beta có thể tăng hoạt tính khi sử dụng một số loại thuốc như barbiturat, benzodiazepin.
  • Ý nghĩa: sóng beta biên độ lớn, xuất hiện tự phát, khu trú hoặc phân bố mất cân đối giữa hai bán cầu sau khi dùng một loại thuốc nhất định được coi như là dâu hiệu chỉ báo một tổn thương khu trú của não. Ngoài ra sóng beta còn tăng biên độ khi điện cực được gắn trên vùng da đầu bị khuyết sọ. Sóng beta kịch phát nhanh và lan tỏa hiêm gặp (khoảng 1%) thường nhầm lẫn với biểu hiện của nhiễu điện cơ, tác dụng của thuốc hoặc là thoi ngủ. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân có hoạt tính điện não kể trên thường có bệnh lý co giật hỗn hợp kèm theo chậm phát triển trí tuệ.

Sóng γ

Đây là sóng nhanh có tần số trên 34ck/gy, biên độ cao.

Nhịp theta (θ)

  • Nhận biết: tần số 4 – 7ck/gy, biên độ < 20pV, xuất hiện ở vùng trán – đỉnh (ở trẻ erp sóng theta có biên độ và tần số rất cao, tuổi càng cao hoạt tính theta càng giảm), chỉ số rất thấp (bình thường sóng theta không có hoặc chỉ xuất hiện thưa thớt trên điện não đồ).
  • Đặc điểm: từ 16 tuổi trở lên nhịp 0 xuất hiện rất thưa thớt ở vùng trán – đỉnh và trong khi tăng thông khí. ở người cao tuổi ít khi thấy theta với biện độ lớn hơn 30pV trừ trường hợp trong trạng thái ngủ gà.
  • Ý nghĩa: hoạt tính theta khu trú hoặc chỉ xuất hiện trên một bán cầu có thể là dấu hiệu của một ton thương khu trú trên não bộ. Hoạt tính theta xuất hiện lan tỏa thấy trong nhiều bệnh lý thần kinh khác nhau nhưng cũng có khi nó chỉ là biểu hiện của trạng thái vừa thức tỉnh của bệnh nhân.

Nhịp delta (δ)

  • Nhận biết: tần số 0,5 – 3ck/gy, biên độ < 20|iV, xuất hiện rất thưa thớt ở trán – đỉnh.
  • Đặc điểm: bình thường, hoạt tính delta hay gặp ở trẻ em hoặc trong giai đoạn ngủ sâu và ở người cao tuổi.
  • Ý nghĩa: ở người bình thường trong tình trạng tỉnh táo thì hoạt tính delta là biểu hiện bất thường bệnh lý trên điện não đồ.

Các loại sóng delta:

+ Hoạt tính delta đa hình (polỵmorphic delta activity): là hoạt tính sóng chậm, liên tục, không đều đặn, có biên độ không đều, ít thay đổi theo trạng thái sinh lý và thường xuât hiện trong giấc ngủ (hình 8.126).

 

Hoạt tính delta lan tỏa, không đều đặn

Hình 8.126. Hoạt tính delta lan tỏa, không đều đặn

Delta đa hình có quạn hệ với tình trạng mất hướng tâm (deafferentation) tới vùng vỏ não bị tổn thương và với các yếu tố chuyển hóa. Hoạt tính này thường thấy ở các bệnh nhân sau đột qụy não và các bệnh nhân có bệnh chuyển hóa. Khi xuất hiện khu trú, nó phản ánh một tổn thương vùng chất trắng tương ứng dựới vỏ. ở bệnh nhận u đồi thị, sóng có thể xuất hiện khu trú, nhưng cũng có thể ở cả hai bán cầu, song sự phân bố không đồng đều.Nhịp delta cách hồi vùng trán

Hình 8.127. Nhịp delta cách hồi vùng trán (FIRDA)

+ Hoạt tính nhịp delta cách hồi (intermittent rhythmic delta activity) (hình 8.127): là hoạt động sóng chậm kịch phát, tần số tương đối bền vững và thường đồng bộ trên cả hai bán cầu. Khu trú ở trán (đôi với người lớn) và ở vùng chẩm (đối với trẻ em). Đặc điểm của sóng này là tăng hoạt tính trong tình trạng tăng thông khí và trong tình trạng ngủ gà; giảm hoạt tính khi tập trung chú ý.

  • Nhịp Muy (Muy rhyíhm)

– Nhận biết: thường nằm trong dải tần số của nhịp ạlpha, xuất hiện ở vùng trung tâm của một hoặc hai bán cầu, không thay đổi hoạt tính khi mở mắt, nhưng bị ức chế khi vận động^hoặc nghĩ về một động tác vận động nào đó. Khi xuất hiện ở cả hai bán cầu biên độ thường mất cân đối. Sóng Muy co hai pha, pha âm thường nhọn và pha dương tròn đỉnh. Nhịp Muy thường đi cùng với nhịp beta ở vùng trung tâm và cũng bị giảm hoạt tính khi vận động cơ thể bên đối diện (hình 8.128).

Sóng Muy được ghi ở 2 bán cầuHình 8.128. Sóng Muy được ghi ở 2 bán cầu

– Ý nghĩa: trong đa số trường hợp sóng Muy không có ý nghĩa trong chẩn đoán.

Nhịp khuyết sọ (breach rhythm)

  • Nhận biết: giống nhịp Muy, tần số giữa 6 – 11 ck/gy, có pha âm nhọn, thấy ở các bệnh nhân có khuyết sọ do mổ. Nếu nhịp này được ghi ở các vùng cạnh đường giữa sẽ có đáp ứng thay đổi khi bệnh nhân nắm chặt tay, hoặc đáp ứng với các kích thích khác, nhưng khi ghi được ở các vùng bên (T3, T4) thì sẽ không đáp ứng với bất kỳ kích thích nào.
  • Ý nghĩa: không có giá trị dự báo tiên lượng một diễn biến động kinh trên lâm sàng hoặc một tình trạng bệnh lý nội sọ tái phát cần phải can thiệp phâu thuật sau này.

Nhịp lamda

  • Nhận biết: sóng nhọn dương, xuất hiện tại vùng chẩm ở người bình thường đang quan sát một vật được chiếu sáng chói, đặc biệt khi chú ý cao độ. Hoạt động sóng tương tự thường thấy trong pha REM của giấc ngủ.
  • Ý nghĩa: bản chất cuả sóng còn chưa được rõ ràng, ý nghĩa trong chẩn đoán còn chưa được biết.

2. Các sóng khác

Nhọn (spike)

  • Nhận biết: cả hai sườn sóng đều dốc, chân sóng hẹp (dưới 70ms), biên độ rất lớn.
  • Ý nghĩa: gặp trong điện não đồ của bệnh nhân động kinh ngoài cơn và được gọi là “sóng dạng động kinh” (epileptiforme). Tuy nhiên, nhọn cũng có khi gặp ở người ngủ gà và ở cả ở người bình thường, khi đó nó được gọi là “sự phóng điện dạng động kinh lành tính” (benign epileptiform discharges). Sự khác nhau giữa nhọn dạng động kinh và các nhọn khác có khi chỉ được nhận biết bằng trực giác.
  • Tuy nhiên, đa số tác giả nhận biết hoạt tính nhọn dạng động kinh căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:

+ Thường không đối xứng.

+ Có sóng chậm đi theo sau.

+ Thời khoảng khác với các sóng trong hoạt tính nền.

+ Có thể có hai hoặc ba pha.

+ Thường xuất hiện trên nền của các sóng chậm khác nhau.

Sóng nhọn (sharp wave)

  • Nhận biết: là sóng có sườn lên rất dốc, sườn xuống thoai thoải, thường là đa pha, chân sóng dàì từ 70 – 200ms.
  • Ý nghĩa: cũng như nhọn (spike), sóng nhọn cũng là sóng dạng động kinh. Các đặc tính khác của sóng nhọn cũng giống như nhọn.

Sóng Rolando

Sóng hình vòm hoặc một pha nhọn, một pha vòm, gặp trong động kinh thái dương.

Loạn nhịp

Là tình trạng trong bản EEG trên nền dải các sóng biên độ thấp không có sóng nào chiếm ưu thế.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận