Trang chủBệnh truyền nhiễmSốt bại liệt - Điều trị và chăm sóc

Sốt bại liệt – Điều trị và chăm sóc

Sốt bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Poliovirus lây truyền theo đường tiêu hoá. Virus cùng một lúc gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt ở hệ thần kinh vận động đưa đến liệt ngoại biên thường ở chi dưới, còn gọi là bệnh viêm tuỷ xám sừng trước cấp tính (PAA).

MẦM BỆNH

Poliovirus là một loại ARN virus đường ruột, rất nhỏ, mọc dễ dàng trong tế bào thận người, thận khỉ, tế bào Kela và tế bào màng nhau người. Virus sống được nhiều ngày ở môi trường bên ngoài, nó dễ mất hoạt tính ở 56°c, bởi dung dịch fbrmalin, clor và tia cực tím.

Có 3 typ huyết thanh:

  1. Typ I: Brunhild.
  2. Typ II: Lansing
  3. Typ III: Leon.

Không có miễn dịch chéo giữa các typ.

DỊCH TỄ

  • Nguồn nhiễm

Người bệnh và người mang virus. ở giai đoạn đầu, có vỉrus ở trong họng, ở giai đoạn sau, có virus trong phân. Số người mang virus cao là nguồn nhiễm quan trọng nhất.

  • Đường truyền nhiễm

Lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá, nuốt thức ăn, uống nước… có ô nhiễm phân bệnh nhân.

  • Khối cảm thụ

Bệnh thường gặp ở trẻ em. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh xảy ra là:

Nguồn nước bị ô nhiễm phân bệnh nhân.

Trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.

Sốt bại liệt xảy ra ở khắp thế giới, tập trung nhiều ở những nước đang phát triển . Bệnh xảy ra quanh năm ở vùng nhiệt đới.

BỆNH SINH

Quá trình bệnh sinh lần lượt qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh: 2 ngày đầu

Sau khi xâm nhập qua miệng hoặc đường hô hấp virus đến họng và đường tiêu hoá dưới. Từ đấy, chúng lan đến các hạch bạch huyết khu vực và tăng sinh. Người ta tìm thấy virus trong dịch nhớt cổ họng và trong phân.

  • Giai đoạn nội tạng

Từ ngày thứ 3, virus vào máu rồi đến hệ thần kinh trung ương, các cơ quan nội tạng, da và niêm mạc. Người ta có thể tìm thấy virus trong phân, dịch nhớt cổ họng và máu.

  • Giai đoạn xâm nhập, tăng sinh ở hệ thần kinh trung ương

Virus từ các cơ quan nội tạng vào máu lần thứ hai để đến hệ thần kinh trung ương lần nữa. Kháng thể bắt đầu xuất hiện và vịrus biến mất dần ở cơ quan nội tạng.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Nhiễm Poliovirus không triệu chứng

Chiếm 90-95% các trường hợp. Chẩn đoán dựa vào việc phân lập virus trong phân hoặc sự có mặt của kháng thể trong máu.

Sốt bại liệt thể tuỷ sống

  • ủ bệnh: 8-10 ngày.
  • Khởi phát (giai đoạn tiền liệt): 3-5 ngày.

Hội chứng nhiễm khuẩn:

Sốt 39-40°C, không lạnh run, không co giật, kéo dài vài ngày, các triệu chứng giảm khi xuất hiện liệt.

Viêm họng.

Táo bón hay tiêu chảy.

Dấu hiệu thần kinh:

Đau xương sống thắt lưng, đau chi, đau ở các cơ sắp liệt.

Hội chứng màng não: nhức đầu, nôn, sợ ánh sáng, tăng cảm giác…

Mất phản xạ, bí tiểu, rối loạn thần kinh thực vật.

  • Toàn phát (giai đoạn liệt):

Sốt giảm.

Đau giảm.

Liệt xuất hiện đột ngột, và nhanh ở nhiều nơi:

+ Chi dưới liệt ngọn chi.

+ Chi trên liệt ở gốc chi.

Đặc điểm của liệt:

+ Liệt mềm ngoại biên.

+ Liệt không đồng đều.

+ Teo cơ nhanh và nhiều .

+ Không có kèm rối loạn cảm giác, không rối loạn cơ tròn.

+ Không có dấu hiệu tổn thương bó tháp.

  • Hồi phục:

Từ tuần lễ thứ 2: Liệt giảm, cơ phục hồi dần.

Sau 1-2 năm, nếu còn liệt thì mới kết luận liệt vĩnh viễn.

Sốt bại liệt thể hành tuỷ

Thường phối hợp với thể tuỷ sống.

Tổn thương các trung khu sinh tồn, như: Trung khu hô hấp làm bệnh nhân nấc, khó thở, thở không đều; trung khu tuần hoàn tổn thương gây giảm huyết áp, mạch không đều, tím tái, truy tim mạch, tổn thương trung khu điều hoà thân nhiệt gây sốt cao, lơ mơ…

Tổn thương nhân các dây thần kinh sọ IX, X, XII… gây khó thở, nói ngọng, nói giọng mũi, khó nuốt…

CHẨN ĐOÁN

  • Dịch tế học.
  • Lâm sàng Dựa vào

Hội chứng nhiễm khuẩn.

Hội chứng đau.

Tính chất liệt.

  • Xét nghiệm

Tìm virus trong máu, trong phân.

Dịch não tuỷ biến đổi.

Huyết thanh chẩn đoán.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

  • Dùng mọi biện pháp để cứu sống bệnh nhân
  • Giảm thiểu những bất lợi do bệnh gây ra.
  • Giúp bệnh nhân phục hồi tốt.

Điều trị cụ thể như sau

* ở giai đoạn khởi phát (chưa liệt).

Để bệnh nhân nằm nghỉ thoái mai, hạn chế đi lại, hạn chế gắng sức.

Cho vitamin B, acid folic, thuốc giảm đau.

* Trong giai đoạn toàn phát (liệt):

Hồi sức hô hấp: Tư thế dẫn lưu/tích cực hút đờm nhớt, thở oxy, mở khí quản, bồi hoàn nước – điện giải, hô hấp nhân tạo.

Hồì sức tuần hoàn: Bồi hoàn nước – điện giải đầy đủ, dùng dopamin, Isoproterenol.

Phòng ngừa và điều trị bội nhiễm:

+ Hút đớm nhớt.

+ Thông tiểu.

+ Kháng sinh.

Vật lý trị liệu: cần tiến hành ngay sau khi hết sốt 3-4 ngày hoặc ngay sau khi ngừng liệt 2-3 ngày.

Điều trị những rối loạn cảm xúc, tránh mặc cảm, tự ti.

DỰ PHÒNG

Vệ sinh môi trường.

Vệ sinh thực phẩm.

Chủng ngừa bằng:

+ Vaccin Salk (khử hoạt): Tiêm.

+ VaccinSabin (giảm độc lực): Uống.

Vaccin uống có ưu điểm: rẻ tiền, đạt hiệu quả cao (90-100%), tạo cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tại ruột.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BẠI LIỆT

Nhận định

  • Tình trạng hô hấp :

Quan sát da, móng tay, móng chân.

Đếm nhịp thở, kiểu thở.

Tình trạng tăng tiết.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi cách thông khí, cho thở oxy.

  • Tình trạng tuần hoận:

Mạch.

Huyết áp.

Theo dõi mạch — huyết áp 30 phút 1 lần, 1 giờ 1 lần, 3 giờ/1 lần.

  • Tình trạng liệt: Tuỳ theo từng thể.

Sốt bại liệt thể bệnh nhẹ.

Sốt bại liệt thể không liệt.

Sốt bại liệt thể liệt.

  • Tình trạng chung :

Đo nhiệt độ.

Đo lượng nước tiểu 24 giò.

Theo dõi ý thức, vận động, chú ý đau cơ.

Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán.

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho bệnh nhân ăn đường miệng.

Sốt bại liệt thể hành tuỷ gây khó thở không đều.

Cần phân biệt suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, liệt cơ hoành, do ứ đọng đờm nhớt…

Sốt bại liệt thể hành tuỷ làm tổn thương trung khu tuần hoàn gây hạ huyết áp, mạch không đều, đầu chi lạnh, tím tái, truy mạch.

Theo dõi tiến triển của thể liệt

Phân biệt các thể bại liệt.

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp, để thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

Nếu bệnh nhân hôn mê phải cho ăn qua ông thông dạ dày.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi sự diễn tiến của bệnh.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.

Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

  • Bảo đảm thông khí:

Đặt bệnh- nhân nằm ngửa, đầu nghiêng một bên.

Đặt canuynMayo (có thể cho nằm tư thế dẫn lưu: đầu thấp, chân cao, đầu nghiêng sang một bên).

Hút đờm nhớt tích cực.

Cho thở oxy.

Có thể mỏ khí quản nếu bệnh nhân không còn khả năng tống xuất đòm nhốt ra ngoài, chuẩn bị dụng cụ, canuyn, thuốc tê để mỏ khí quản và trợ thủ cho bác sĩ trong khi mỏ khí quản.

Bệnh nhân không tự thở được phải bóp bóng ambu, nếu có cơn ngừng thở dùng hô hấp nhân tạo dưới áp lực dương.

Theo dõi sát nhịp thở và tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón.

  • Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo cáo ngay bác sĩ.

  1. Chuẩn bị ngay dịch truyền, thuốc nâng huyết áp, dụng cụ truyền dịch để thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Theo dõi mạch – huyết áp 30 phút/1lần, 1 giờ/1lần, 3 giờ/ 1lần. Chỉ dùng thuốc nâng huyết áp khi có tụt huyết áp mà đã bù đủ dịch.

Bệnh nhân có dấu hiệu suy tuần hoàn do tổn thương hành tuỷ, do thiếu nước, điện giải, do nhiễm trùng.

  • Theo dõi diến tiến của bệnh:

Tuỳ theo vị trí tổn thương, sốt bại liệt thể liệt có các thể lâm sàng là:

Sốt bại liệt thể tuỷ sống.

Sốt bại liệt thể hành tuỷ.

Sốt bại liệt thể tuỷ sống – hành tuỷ. Tuỳ theo thể lâm sàng có sự diễn tiến khác nhau. Thường khi có liệt thì nhiệt độ giảm dần. Nếu nhiệt độ vẫn cao tình trạng xấu. Đặc biệt là liệt hầu họng sẽ có các dấu hiệu nhiễm trùng phổi.

Sốt bại liệt thể não.

 

  • Thực hiện các y lệnh của bác sĩ chính xác, kịp thời:Thuốc.

    Các xét nghiệm:

    + Ngoáy họng, dịch não tuỷ.

    + Thử phân.

    + Huyết thanh chẩn đoán.

    + Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

  • Chăm sóc hệ thống cơ quan:

Nghỉ ngơi trên giường phẳng cứng, chân tay để ở tư thế cơ năng.

Đắp ấm các chi đau 2-4 giò/llần, mỗi lần từ 15 đến 30 phút.

Lau mát nếu nhiệt độ cao.

Bí tiểu: Xoa nhẹ bàng quang hoặc đắp ấm.

Vệ sinh răng miệng, tai, mắt, mũi.

Vệ sinh da: tắm nước ấm, giữ da tránh loét.

Tẩy uế các chất bài tiết, đồ dùng cá nhân.

Nuôi dưỡng:

+ Cho ăn lỏng, dễ tiêu trong giai đoạn sốt.

+ Liệt hầu họng cho ăn sệt hoặc cho ăn qua thông dạ dày.

+ Khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng giúp cho bệnh nhân có đủ sức đề kháng bệnh.

+ Tập vận động: bắt đầu tập khi bệnh nhân hết sốt 3-4 ngày hoặc khi ngừng liệt, mặc dù có một số trường hợp còn đau cơ kéo dài. Thời giạn tập vạn động thường là 2 năm, sau 2 năm còn di chứng mỏi làm phẫu thuật chỉnh hình. Ngay từ khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa, phòng cho bệnh nhân và gia đình của bệnh nhân.

Cách ly bệnh nhân ở bệnh viện khoảng 2 tuần, khi có dịch xảy ra tránh tụ tập những đám đông hoặc hạn chế sinh hoạt tập thể.

Bệnh nhân trong vùng dịch tễ cần cân nhắc khi nạo VA và cắt amydal.

Tiêm chủng: Vaccin Salk.

Uống chủng: Vaccin Sabin, là loại thuốc chủng được làm bằng virus sống giảm độc lực, có ưu điểm:

+ Sau khi uống virus táng sinh tại ruột và tạo được miễn dịch dịch thể và miễn dịch tại ruột.

+ Đạt hiệu quả cao 90-100%.

+ Rẻ tiền.

+ Chống chỉ định: Khi trẻ bị tiêu chảy.

Đánh giá

Giáo dục sức khoẻ:

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là hồi sức trong thể nặng và điều trị triệu chứng trong thể nhẹ. Điều dưỡng cần theo dõi sát trong hai tuần lễ để phát hiện dấu hiệu liệt và sau hai tháng để phát hiện những tồn tại có thể có.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây