Trang chủBệnh truyền nhiễmNhiễm các mầm bệnh kỵ khí

Nhiễm các mầm bệnh kỵ khí

Căn nguyên

phần lớn những vi khuẩn của quần thể vi sinh trong cơ thể người là loài kỵ khí. Những vi khuẩn này sống trong miệng, họng (hầu) (xoắn khuẩn, Bacteroides, Fusobacterium), trên da (diphteroùdes anaerobies), trong đại tràng (liên cầu khuẩn kỵ khí, Clostridia, Bacteroides), và ở đường sinh dục phụ nữ (Bacteroides, Fusobacterium, liên cầu khuẩn kỵ khí). Những vi khuẩn hoại sinh này có thể trở thành sinh bệnh và gây ra những trường hợp nhiễm khuẩn, với đặc điểm là sự kết hợp các vi khuẩn, hình thành các apxe (ở phổi, khoang màng phổi, khoang phúc mạc, ở não), hoặc hình thành những 0 nhiễm khuẩn lan tràn vào giữa các lớp mô. Các vi khuẩn kỵ khí có đặc điểm chung là không sử dụng oxy làm tác nhân oxy hoá cuối cùng, và bị giết chết bởi oxy với những nồng độ khác nhau. Hiệu thế oxy hoá-khử hoặc “hiệu thế redox” của những mô tế bào phụ thuộc vào tình trạng tưới máu của mô đó và nó thay đổi trong khoảng giữa + 0,126V và + 0,246V, trong khi phần lớn các vi khuẩn kỵ khí đều chỉ có thể sinh sản được trong môi trường mà hiệu thế này ở giữa – 0,100V và – 0,250V.

VI KHUẨN KỴ KHÍ MANG BÀO TỬ (Gram dương): Clostridium perfringens gây bệnh hoại thư sinh hơi, Cl. tetani gây bệnh uốn ván, và Cl. botulinum gây bệnh ngộ độc thực phẩm nhiễm botulinum.

VI KHUẨN KỴ KHÍ KHÔNG MANG BÀO TỬ: chính là những vi khuẩn hoại sinh thông thường ở da và niêm mạc, chúng trở nên gây bệnh khi có một tổn thương làm cho “hiệu thế redox” ở những mô tế bào giảm xuống thấp hoặc ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Trong nhóm vi khuẩn không mang bào tử này người ta lại phân biệt:

Vi khuẩn Gram âm: bao gồm các loài Bacteroides, nhất là B. fragilis, và Fusobacterium.

Vi khuẩn Gram dương: có các loài Propionibacterium, Actenomyces, Eubacterium, Pepto-streptococcus (liên cầu khuẩn kỵ khí).

Đặc điểm của nhiễm vi khuẩn kỵ khí là sinh ra mủ có mùi thối, gây hoại tử mô, hình thành hơi (khí) và mủ trong các mô bị viêm, mô bị viêm tiết ra một chất dịch có lẫn máu, và hình thành các cục huyết khối.

Các thể lâm sàng

VIÊM HỌNG VINCENT (viêm họng hoại thư): thường viêm cả hai bên và diễn biến bán cấp thành các vết loét màu xám nhạt, các hạch bạch huyết liên quan sưng to. Viêm họng Vincent thường do nhiễm kết hợp vi khuẩn hình thoi và xoắn khuẩn, có thế nhìn thấy được khi soi trực tiếp dưới kính hiển vi.

VIÊM HỌNG LUDWIG (viêm tấy nền miệng): viêm mô tế bào cả hai bên, sờ thấy cứng, rắn, phát triển nhanh, xâm lấn vào các vùng dưới lưỡi và dưới hàm, không hình thành apxe và không lan tới các hạch bạch huyết. Thông thường điểm xuất phát là từ răng. Có thể gây biến chứng nguy kịch là làm tắc đường hô hấp. Điều trị bằng penicillin hoặc clindamycin.

VIÊM LOÉT MIỆNG: là viêm lợi gây loét hoại tử cấp tính, thường là do vệ sinh răng miệng kém. Có thể là biến chứng của viêm họng Vincent.

CAM TAU MÃ: là viêm loét miệng lan tới khối xương mặt, phá huỷ xương và gây ra những tổn thương loét nghiêm trọng. Hay gặp ở châu Phi và châu Á.

HOẠI THƯ VI KHUÂN HIỆP ĐỔNG: do sự phối hợp của tụ cầu vàng với liên cầu khuẩn kỵ khí. Đôi khi xảy ra sau phẫu thuật mở ổ bụng. Tiến triển bán cấp tính, không có các triệu chứng toàn thân nhưng huỷ hoại da trên diện rộng.

VIÊM MÔ TẾ BÀO HOẠI TỬ HIỆP ĐỔNG: nhiễm khuẩn hoại tử dưới da, thường tác động tới cân (hoặc mạc) (viêm cân hoặc mạc hoại tử), do sự kết hợp của Bacteroides với các trực khuẩn Gram âm kỵ khí. Biểu hiện bởi da có màu đỏ, nóng, căng, đau và phù nề. Diễn biến cấp tính với sốt và các dấu hiệu nhiễm độc, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, tăng bạch cầu trong máu. Những bệnh nhân đái tháo đường thường dễ bị kiểu nhiễm khuẩn này. Điều trị: rạch rộng da và cắt các chỗ dính. Liệu pháp kháng sinh.

NHIỄM KHUẨN CÁC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ: apxe khung chậu bé (tiểu khung) và nhiễm khuẩn huyết sản khoa (sau đẻ hoặc sau khi nạo thai) bởi Clostridia hoặc Bacteroides.

NHIỄM KHUÂN TRONG Ổ BỤNG: đại tràng lúc bình thường chứa một số lượng lớn các vi khuẩn kỵ khí, các vi khuẩn này có thể trở thành gây bệnh trong các trường hợp tổn thương đại tràng, viêm túi thừa, viêm ruột thừa.

NHIỄM KHUẨN PHỔI: Những vi khuẩn kỵ khí bình thường cư trú trong nước bọt có thể bị hít vào phổi và gây ra viêm phổi, apxe phổi hoặc mủ trong 0 phế mạc.

VIÊM NỘI TÂM MẠC: là hậu quả của các vi khuẩn kỵ khí xâm nhập vào dòng máu, nhất là liên cầu khuẩn kỵ khí và Bacteroides.

NHIỄM KHUẨN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG: những mầm bệnh kỵ khí thường hiếm khi là nguyên nhân của viêm màng não, nhưng chúng có thê gây ra nhiễm khuẩn ở vị trí gần, xuất phát từ viêm xoang, viêm tai giữa, hoặc viêm xương chũm, hoặc có thể lan truyền theo đường máu và gây ra apxe não hoặc viêm tĩnh mạch huyết khối nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Lấy bệnh phẩm cần tránh để tiếp xúc với oxy và phải chuyển tới phòng xét nghiệm thật nhanh. Để bệnh phẩm tiếp xúc với không khí lâu thì các vi khuẩn kỵ khí sẽ bị chết.

Xét nghiệm nhanh: nhuộm Gram, làm sắc ký khí để phát hiện những acid amin có chuỗi ngắn do các vi khuẩn kỵ khí sinh ra.

Cấy vi khuẩn: thường mọc chậm.

Điều trị

Dẫn lưu bằng phẫu thuật và loại bỏ dị vật khỏi vết thương là những biện pháp chủ yếu. Tuỳ theo mầm bệnh gây viêm nhiễm, có thể dùng: benzylpenicillin, ampicillin, amoxicillin + acid clavulanic, carbenicillin (hoặc các thuốc tương tự), một loại cephalosporin hoặc các kháng sinh khác. Những trường hợp nhiễm Bacferoides thì cần điều trị bằng clindamycin và metronidazol.

CÁC BỆNH LÂY THEO ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Tác nhân sinh bệnh Bệnh (xem những từ dưới đây)
VI KHUẨN

Calymmatobacterium granulomatis Chlamydia trachomatis*

Gardnerella vaginalis

u hạt vùng bẹn

u hạt lympho hoa liễu, viêm niệu đạo không do lậu cầu, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng

Viêm âm đạo nhiễm khuẩn

Haemophilus ducreyi Săng hạ cam
Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn) Bệnh lậu, viêm trực tràng
Treponema pallidum Giang mai
Mycoplasma hominis*

Các loài Shigella

Liên cầu khuẩn (nhóm B)*

Ureaplasma urealyticum*

Viêm niệu đạo không do lậu cầu, viêm vòi trứng Bệnh do shigella (ỏ nam giới đồng tính luyến ái) Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh Kết hợp với mycoplasma
VIRUS Virus cự bào* Nhiễm khuẩn bẩm sinh hoặc sau-sinh
Virus papilloma (HPV6)*

Virus viêm gan (đặc biệt là viêm gan B) Virus herpes simplex*

Virus HIV

Virus bệnh u mềm lây

u sùi hình mào gà

Viêm gan virus B, đôi khi virus A

Bệnh mụn rộp sinh dục, mụn rộp sơ sinh

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

u mềm lây

NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT ĐƠN BÀO Trichomonas vaginalis Bệnh nhiễm Trichomonas tiết niệu-sinh dục
Entamoeba histolytica* Bệnh amlp (ỏ người đổng tính luyến ái)
Giardia lamblia* Bệnh do Glardia
NẤM MEN Candida albicans Viêm âm hộ-âm đạo, viêm quy đầu
NGOẠI KÝ SINH VẬT Phtirius pubis Sarcoptes scabiei* Bệnh chấy lông mu Bệnh ghẻ
*Lây truyền ngẫu nhiên

GHI CHÚ: Cùng với những bệnh hoa liễu kinh điển (như giang mai, lậu, săng hạ cam, u hạt lympho hoa liễu, và bệnh u hạt vùng bẹn) cần phải kể thêm một loạt những bệnh nhiễm vi khuẩn hoặc virus lây truyền do tiếp xúc tình dục. Vì phần lớn các mầm bệnh này không tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài, nên chúng đặc biệt thích hợp với sự lan truyền bởi tiếp xúc trực tiếp của niêm mạc sinh dục hoặc niêm mạc khác (trực tràng, miệng) trong khi quan hệ tình dục. Giai đoạn tiềm tàng hoặc tiền lâm sàng ở trước hoặc sau khi bệnh có biểu hiện triệu chứng là yếu tố thuận lợi cho sự lây truyền bệnh từ những “người lành” mang mầm bệnh, mà phát hiện chủ yếu phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây