Ỉa chảy do E coli gây bệnh

Bệnh truyền nhiễm

Ỉa chảy là một hội chứng do nhiều bệnh nguyên gây ra (virus, vi khuẩn và ký sinh trùng). Ngoài các tác nhân thường gặp như và Vibrio, Shigella, yersinia, giardia, Campylobacter, Cryptosporidia và các virus gây bệnh đường ruột, ỉa chảy còn có thể gây nên bởi một số chủng Escherichia coli, Vibrio cholereae non-01 và Vibrio parahaemolyticus. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng khác như sốt rét, sởi, một số hoá chất cũng có thể gây hội chứng ỉa chảy.

Về phương diện thực hành, ỉa chảy có thể có 6 loại biểu hiện lâm sàng phân biệt nhau:

  1. ỉa chảy đơn thuần (căn nguyên của nó không quan trọng về phương diện giám sát).
  2. Ỉa chảy dai dẳng (kéo dài quá 14 ngày)
  3. ỉa chảy có hội chứng lỵ
  4. ỉa chảy nặng (tả)
  5. ỉa chảy ít nhưng kèm theo nôn mửa nặng, dai dẳng (thể bệnh điển hình của các loại virut viêm dạ dày-ruột).
  6. ỉa chảy do viêm ruột xuất hiện (phân lỏng có rất nhiều máu nhưng không có leucocytes, và không có sốt).

Sau đây sẽ trình bày hội chứng ỉa chảy do các Escherichia coli

ỉa chảy do E.T.E.C.

  1. Bệnh sinh và căn nguyên:

ETEC là các E.coli sinh độc tố ruột (enterotoxigenic escherichia) là căn nguyên rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nó gây hội chứng ỉa chảy cấp rất nặng, ỉa chảy ra phân lỏng rất nhiều nhưng không có máu và chất nhầy, sốt nhẹ hoặc rất nhẹ, kéo dài không quá 3-5 ngày, thường gây mất nước nặng nhanh chóng, có đau bụng, nôn, acidose.

Các nhóm huyết thanh o thường gặp nhất là 06, 08, 015, 020, 025, 027, 036, 078, 080, 0114, 0115, 0128ac, 0148, 0153, 0159 và 0167. Chúng dào thải ra độc tố không vững bền với nhiệt (LT: heat labile toxin) và độc tố vững bền với nhiệt (ST: heat stable toxin) hoặc cả 2 (LT/ST).

  1. Dịch tễ học:
  • Người là ổ chứa của ETEC

Truyền bệnh theo đường phân-miệng, qua thức ăn là chủ yếu (đặc biệt là các thức ăn sam ở thời kỳ cai sữa) có thể truyền qua nước.

Thời kỳ ủ bệnh thường rất ngắn 10-12 giờ với các chủng có một loại độc tố (hoặc LT hoặc ST) và dài hơn 24-72 giờ với chủng có hai độc tố (LT/ST) Bệnh nhân có thể còn truyền bệnh rất lâu sau ỉa chảy

  1. Các biện pháp phòng chống dịch:
  • Áp dụng các biện pháp chung phòng bệnh đường phân-miệng
  • Có thể áp dụng hoá dược phòng bệnh: norfloxacin 400mg/ngày, nhưng tốt nhất là điều trị thật sớm.
  • Cách ly những trường hợp nghi ngờ
  • Tẩy uế: chú ý cả tẩy uế cuối cùng
  • Điều trị đặc hiệu: điều trị mất nước và điện giải là quan trọng nhất vẫn cho ăn uống như thường

Trường hợp nặng, điều trị sớm (dùng co-trimoxazol, doxycyclin, hoặc ciprofloxacin)

ỉa chảy do EIEC

  1. Bệnh sinh và căn nguyên:

EIEC (enteroinvasive Esch.coli) là các E.coli gây viêm niêm mạc và lớp dưới niêm mạc ruột rất giống bệnh do Shigella gây nên. Chủng này có khả năng xâm hại và có khả năng nhân lên ở tế bào biểu bì ruột, nên về bệnh cảnh lâm sàng giống như của Shigella. Bệnh nhân bắt đầu đau bụng dữ dội, chuột rút cơ bụng, phân toàn nước, mót rặn, có sốt, rồi nhanh chóng chuyển sang trạng thái ỉa rất nhiều lần, mỗi lần ỉa ít một, phân lỏng chứa máu và nhầy. Soi phân trong tiêu bản chất nhầy có dày đặc leucocyte. Làm phản ứng immunoassay sẽ phát hiện được hiện tượng protein màng ngoài plasmid mã hoá đã liên kết với tế bào biểu bì bị xâm hại. Cũng còn dùng phản ứng sinh học (test viêm giác mạc chim bồ câu) để phát hiện sự xâm hại các tế bào biểu mô và thử nghiệm DNA phát hiện các plasmid xâm hại tế bào ruột.

Nhiều type E.coli có khả năng xâm hại này. Các nhóm huyết thanh o chủ yếu của EIEC là 028ac, 029, 0112, 0124, 0136, 0143, 0144, 0152, 0164 và 0167.

  1. Dịch tễ học:

ỉa chảy do EIEC thường gây dịch lưu hành địa phương ở các nơi vệ sinh yếu kém

Người là ổ chứa của EIEC

Truyền bệnh qua đường phân – miệng, qua thức ăn

ủ bệnh ngắn 12-18 giờ *

Bệnh nhân truyền bệnh trong thời kỳ ỉa chảy, có thể lâu hơn khi trong phân vẫn còn đào thải EIEC

  1. Các biện pháp phòng chống dịch:

Giống như đối với ETEC

Chỉ đối với những trường hợp bệnh nặng (ít gặp) có thể dùng ampicillin.

ỉa chảy do EPEC

  1. Bệnh sinh và căn nguyên:

EPEC (enteropathogenic escherichia coli) là các E.coli thường gây ỉa chảy ở trẻ dưới 1 tuổi, thường gây thành các đợt dịch ỉa chảy mùa hè trong các nhà trẻ và cả trong cộng đồng. Trẻ nhỏ bị ỉa chảy do EPEC đi ra phân lỏng nước, có nhiều chất nhầy, có sốt và mất nước nhanh chóng, tỷ lệ tử vong cao. Cũng có thể kéo dài. EPEC gây nên hiện tượng tan rã hệ nhung mao của tế bào niêm mạc ruột.

Có thể xác định bằng các phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh o và H của các nhóm EPEC.

Các vi khuẩn EPEC cũng tỏ ra kết dính tại chỗ với các tế bào HEp-2, và yếu tố kết dính của EPEC (EAF) có thể phát hiện bằng các phản ứng của DNA.

Các nhóm EPEC chính là 055, 086, 0111, 0119, 0125, 0126, 0127, 0128b và 0142

  1. Dịch tễ học:

Người là ổ chứa của EPEC

Truyền bệnh qua thức ăn (sam) thường do tay bẩn và dụng cụ

Thời kỳ ủ bệnh ngắn. Nghiên cứu ở người lớn tình nguyện từ 9-12 giờ, không rõ chính xác thời kỳ ủ bệnh ở trẻ nhỏ trong điều kiện lây tự nhiên.

Bệnh nhân có thể còn truyền bệnh kéo dài sau ỉa chảy

  1. Các biện pháp phòng chống dịch:
  • Ớ các nhà trẻ, bệnh viện nhi, thì điều phòng bệnh quan trọng nhất là đảm bảo có hệ thống và quy trình rửa tay sạch, giữ sạch môi trường, khi có bệnh nhi phải cách li ngay.

vẫn cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu mẹ không đủ sữa thì chuẩn bị sữa và chai sữa, vú sữa… thật vô trùng, tốt nhất là dùng chai sữa một lần.

Cách ly trẻ khoẻ khỏi trẻ ốm ngay, không được dùng chung bất kể thứ gì của trẻ ốm như nhiệt kế, chậu tắm…

Mẹ mắc ỉa chảy thì đứa con đẻ ra không được gần mẹ ít nhất 6 ngày

  • Đối với người bệnh, người tiếp xúc và môi trường xung quanh

Phải khai báo. Hai trường hợp cùng mắc phải coi là có dịch

Phải cách ly. Cả các trường hợp nghi ngờ

Tẩy uế phân, bô chậu, và sàn cả khi đang mắc và tẩy uế cuối cùng

Bù nước là quan trọng nhất

Trường hợp nặng có thể dùng Co-trimoxazol

ỉa chảy do EHEC

  1. Bệnh sinh và căn nguyên:

EHEC (entero haemorrhagic escherichia coli) là các E.coli đều tiết ra một loại độc tố độc cho tế bào gọi là độc tố Shiga-like toxins 1 và 2 (hoặc còn gọi là Vero toxins I và II). Sự bài tiết ra độc tố này phụ thuộc vào vi khuẩn có mang hay không mang một vài thực khuẩn thể đặc thù. EHEC cũng mang một loại plasmid mã hoá cho một loại type nhung mao mới có vai trò gắn vi khuẩn với màng nhày ruột.

Có thể chẩn đoán EHEC bằng tìm Shiga-like toxins, bằng phản ứng huyết thanh, hoặc thử nghiệm DNA tìm plasmid EHEC. cần nhớ là không tìm thấy leucocyt trong phân để phân biệt với ỉa chảy do Shigella và EIEC

Typ huyết thanh chính gây viêm ruột xuất huyết này là 0157:H7. Các typ khác cũng được coi là tác nhân của bệnh này là 026:H11 và 0111:H8

  1. Dịch tễ học

Hiện là vấn đề quan trọng ở Bắc Mỹ và châu Âu. Ở nước ta chưa được nghiên cứu nhiều.

ổ chứa: người ta cho rằng trâu bò dê cừu là ổ chứa của EHEC. Người cũng có thể là Ổ chứa gặp trong các trại giam.

Truyền bệnh do thức ăn nhất là sữa và thịt nấu không chín. Ngoài ra trong các trại giam, người ta còn cho rằng bệnh truyền do tiếp xúc mật thiết. Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 2 ngày

Thời gian đào thải vi khuẩn ngắn

Cảm nhiễm: trẻ nhỏ và người già (người ta cho rằng tình trạng hypochlorhy- dria là yếu tố nguy cơ của cảm nhiễm).

  1. Biện pháp phòng chổng dịch:

Áp dụng giống như với ETEC

ỉa chảy do EAEC

Các vi khuẩn EAEC (còn viết là EAggEC: enteroaggregative escherichia coli) là loại E.coli gây ỉa chảy chưa được định nghĩa một cách hoàn hảo. Đó là loại E.coli gây ỉa chảy phổ biến ở các nước đang phát triển, và thường gây ra ỉa chảy kéo dài ở trẻ con với thời kỳ ủ bệnh 1-2 ngày.

Thực nghiệm trên động vật, loại E.coli gây nên một bệnh lý mô học đặc biệt, làm tổn thương rộng rãi trên toàn bộ ruột.

Có thể chẩn đoán bằng thử nghiệm HEp-2 với cơ chế đặc biệt của plasmid- dependent. Cũng có thể dùng thử nghiệm DNA.

Hiện nay, người ta còn tiếp tục nghiên cứu về các Escherichia gây ra ỉa chảy khác nữa.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận