Lây nhiễm Bệnh Leishmania và phòng chống

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh Leishmania là một nhóm bệnh nhiễm khuẩn gây nên bởi nguyên sinh động vật Leishmania. Căn cứ vào diễn biến lâm sàng, có 2 thể bệnh :

  • Thể ngoài da (ở thành thị và nông thôn, là bệnh của người)
  • Thể nội tạng (kala-azar)

Đa số Leishmania là những bệnh có ở trong thiên nhiên. Nguồn dự trữ tác nhân gây bệnh là những vật gậm nhấm hoang dại, môi giới truyền nhiễm là muỗi Phlebotomus. Trong cơ thể các loài máu nóng, leishmania sống ký sinh trong tổ chức lưới nội mô. Trong cơ thể muỗi, chúng sống trong ruột.

THỂ BỆNH LEISHMANIA NGOÀI DA

  1. Tác nhân gây bệnh là Leishmania tropica Bệnh phát triển sau một thời kỳ ủ bệnh dài (8 tháng, đôi khi 1-2 năm) và biểu hiện bằng một nốt sần ở nơi muỗi đốt. Nốt sần phát triển chậm và chỉ loét sau 8-10 tháng. Cho nên, người ta gọi bệnh này là bệnh loét chậm hay bệnh một năm.

Chẩn đoán bệnh bằng cách soi kính phết mủ nốt loét và dịch rút từ nốt sần.

  1. Nguồn truyền nhiễm là người

Người bệnh có thể làm lây trong suốt thời kỳ phát triển của nốt sần và nốt loét ở đó Leishmania khu trú và sinh sản.

Môi giới truyền nhiễm là muỗi Phlebotomus papatasii.

  1. Đặc điểm

Bệnh thường xảy ra trong những tháng ấm và nóng khi muỗi hoạt động mạnh. Tuy nhiên, sự tăng lên theo mùa không thể hiện rõ rệt, bệnh quanh năm, sở dĩ như vậy là do thời kỳ ủ bệnh không dài đều nhau.

Bệnh Leishmania ngoài da ở thành thị, có ở ấn độ, Trung Á, Bắc Phi và nam Âu.

  1. Các biện phòng bệnh là diệt muỗi, không để cho muỗi đốt người bệnh và tiêm chủng vacxin cho dân ở những vùng có bệnh tiềm tàng.

THỂ BỆNH LEISHMANIA NGOÀI DA (ở nông thôn)

Là một bệnh truyền từ súc vật sang người

  1. Tác nhân gây bệnh giống tác nhân trên Leishmania tropica major.

Bệnh có đặc trưng là diễn biến cấp tính : sau một thời kỳ ủ bệnh ngắn (1 tuần-2 tháng), sẽ phát ra nốt loét ở nơi muỗi đốt. vết loét nhanh chóng thành sẹo và bệnh kết thúc sau 2-4 tháng, nếu không có biến chứng. Cho nên người ta gọi bệnh này là bệnh loét sớm. Người khỏi sẽ có miễn dịch suốt đời.

Chẩn đoán bệnh bằng soi kính phết mủ của nốt loét hoặc dịch trích từ nốt sần.

+ Nguồn dự trữ tác nhân gây bệnh là các loài gậm nhấm ở sa mạc và bán sa mạc (chuột sa mạc lớn, chuột sa mạc đuôi đỏ, chuột ngón nhỏ).

Môi giới truyền bệnh là muỗi Phlebotomus papatasii. Đối với muỗi này, thì hang hốc của chuột là nơi ẩn náu tự nhiên, ở đó chúng sẽ ẩn tránh các tia nắng mặt trời gay gắt trong mùa hè. Nhiệt độ không thay đổi và độ ẩm ở hang chuột tạo ra những điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và sinh sản, muỗi sống bằng hút máu chuột. Như vậy hang chuột có thể coi là một ổ dịch súc vật, trong đó bệnh Leishmania được duy trì lâu dài trong dây truyền động vật-muỗi-động vật.

  1. Đặc điểm

Bệnh này thấy ở các vùng sa mạc ở Trung Á, Arabi, Bắc Phi. Nguồn dự trữ tác nhân gây bệnh là các chuột sa mạc. Bệnh có tính theo mùa và tăng lên vào cuối hè và đầu thu là thời kỳ có nhiều muỗi.

Sau khi khỏi bệnh, sẽ có miễn dịch lâu bền vì ít khi thấy mắc bệnh lại. Chính vì vậy mà trong vùng có bệnh thường xuyên, bệnh này trở thanh bệnh ở trẻ em. Nhưng những người từ nơi xa mới đến sẽ mắc bệnh hàng loạt, không phân biệt lứa tuổi. Tại những vùng mà bệnh lan truyền ít, thì mức độ mắc bệnh ở lứa tuổi hoạt động sẽ cao hơn (từ 10-30 tuổi).

  1. Các biện pháp phòng bệnh cơ bản là diệt chuột và diệt côn trùng

Người ta cầy đất lên làm cho hang hốc bị lấp và đuổi chuột ra khỏi những

vùng khẩn hoang. Có thể đánh bả để diệt chuột hàng loạt. Nên dùng phương pháp phun hơi độc (cloropicrin) để đồng thời diệt chuột và diệt luôn côn trùng. Tất cả các hang hốc của chuột ở đó muỗi trú ẩn, trong phạm vi l,5km xung quanh, đều xử ký bằng cloropicrin. Tại nơi dân cư, có thể dùng nhũ dịch DDT hay hex- acloral để quét lên tường hay những nơi muỗi tập trung. Để phòng cho dân khỏi bị muỗi đốt, có thể căng mành, nằm màn khi ở nhà, mang mạng có tẩm thuốc làm cho côn trùng lảng tránh (diétylphtalat) khi phải ra ngoài.

Còn có thể tiêm chủng vacxin để có thể miễn dịch từ 6 tháng đến một năm. Thường tiêm vào mùa thu để vào mùa xuân đã có miễn dịch.

THỂ BỆNH LEISHMANIA NỘI TẠNG (kala-azar)

  1. Tác nhân gây bệnh là Leishmania donovani

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người qua nốt muỗi đốt, tác nhân gây bệnh thếo dòng máu đi khắp cơ thể và đến sinh sản ở gan và lách

Thời kỳ ủ bệnh là vài tuần đến vài tháng. Các biểu hiện lâm sàng gồm sốt, gan lách to và thiếu máu (bệnh thiếu máu nhiệt đới). Đặc trưng của bệnh là diễn biến nặng, làm chết nhiều người, nếu không có điều trị đặc hiệu. Sau khi khỏi sẽ có miễn dịch suốt đời.

– Chẩn đoán bệnh bằng cách soi kính phết lách và tuỷ xương

Vấn đề nguồn truyền nhiễm chưa được giải quyết dứt khoát. Một số tác giả cho là bệnh Leishmania ở chó và bệnh Leishmania ở người hoàn toàn như nhau và nguồn truyền nhiễm đối với người và chó bị bệnh. Một số tác giả khác lại cho bệnh Leishmania nội tạng là một bệnh của loài người và nguồn truyền nhiễm là người. Môi giới truyền nhiễm là muỗi Phlebotomus sinensis, Phle- botomus Kandelakki.

  1. Đặc điểm

Khu vực lan truyền của bệnh Kala azar về mặt địa lý trùng với khu vực lan truyền của bệnh Leishmania ngoài da, nhưng bệnh Kala-azar gặp ít hơn.

  1. Phòng bệnh

Các biện pháp phòng bệnh giống như trong bệnh Leishmania ngoài da. Thêm vào đó, phải giết các chó lang thang vô chủ. Không có vacxin phòng bệnh.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận