Ngất và thỉu (lịm) – Nguyên nhân và chẩn đoán

Bệnh tim mạch

Định nghĩa

  1. NGẤT: mất ý thức một cách đột ngột và tạm thoáng qua, kèm theo có mất trương lực tư thế, thường do thiếu máu não thoáng qua.
  2. THỈU (LỊM): cảm giác bị ngất, trước đó thường có rối loạn thị giác và thính giác, không bị mất ý thức. Đôi khi đây là giai đoạn đầu của ngất.
  3. XÂY XẨM: thuật ngữ không rõ ràng, được sử dụng trong ngôn ngữ thông thường để nói về mất ý thức, ngã. vẫn còn hoặc mất ý thức, chóng mặt, rối loạn thị giác.

Căn nguyên và sinh lý bệnh

NGẤT DO PHÓ GIAO CẢM (hội chứng phó giao cảm): ngất thông thường, là thể hay gặp nhất, xảy ra ở người trẻ khi bị xúc cảm mạnh (không gian chật hẹp, đám đông, tai nạn, trông thấy máu, sợ thày thuốc, sợ nha sĩ). Không bao giờ ngất khi đang ở tư thế nằm. Đứng lâu, ngừng gắng sức đột ngột hoặc thở ra gắng sức trong lúc đóng thanh môn (nghiệm pháp Valsava) là các yếu tố phát động. Có các tiền triệu (tái nhợt, vã mồ hôi, cảm giác quên vắng, nhìn mờ như tấm rèm che, cảm giác nóng-lạnh, ngáp, mất ý thức hoàn toàn hoặc một phần và huyết áp hạ, mạch yếu, đồng tử giãn). Thoạt tiên là tim nhanh, sau đó tim. chậm, đôi khi có nhịp nối và chu kỳ Wenckebach. Phục hồi nhanh (dưới 30 phút) khi đặt bệnh nhân nằm, đế chân cao, vã nước lạnh lên mặt.

NGẤT DO HUYẾT ÁP THẤP

  1. Huyết áp hạ khi đứng (xem hội chứng này) có thể không rõ nguyên nhân hoặc thứ phát. Đặc điểm: huyết áp tâm thu hoặc tâm trường tụt trên 20 mmHg đo ở tư thế đứng sau khi đứng tối thiểu được 15 phút. Bệnh nhân có cảm giác chóng mặt, rối loạn thị giác, ù tai rồi mất ý thức khi từ tư thế nằm chuyển sang tư thế ngồi hoặc đứng. Ngất có thể xảy ra ở người bị hội chứng đau nửa đầu (lúc cuối cơn, khi đứng dậy nhanh).
  2. Thuốc: thuốc hạ huyết áp, benzodiazepine, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế thần kinh.
  3. Giảm thể tích máu và trạng thái sốc: xuất huyết nội hoặc ngoại, nhất là chảy máu đường tiêu hoá.
  4. Bệnh Addison

NGẤT PHẢN XẠ

  1. Hội chứng đau cấp: ví dụ, đau dây thần kinh lưỡi – hầu khi nuốt.
  2. Hội chứng xoang cảnh: ở một số người khi xoang cảnh bị ép dù nhẹ (cổ áo hẹp, gấp cổ) cũng gây chậm tim nhịp xoang, có thể dẫn đến nút xoang ngừng phát nhịp và tâm thất ngừng đập (không có tâm thu) mà không có chậm nhịp tim.
  3. Rặn tiểu tiện: ngất có thể xảy ra cuối lúc rặn tiểu tiện, nhất là ở người già.

NGẤT DO TIM

  • Loạn nhịp: ngất có thể xuất hiện khi nhịp tim thấp dưới 30-35 nhịp/phút hoặc cao hơn 150-180 nhịp/phút hoặc khi nút xoang không phát nhịp tự động gây ngừng thất quá 3 giây và/hoặc huyết áp động mạch bị giảm đi ít nhất 50 mm Hg (không có tâm thu) trong các bệnh sau:

+ Hội chứng Adams-Stockes (xem hội chứng này).

+ Bloc nhĩ thất.

+ Hội chứng nhịp chậm-nhịp nhanh (bệnh của xoang, bệnh của tâm nhĩ).

+ Bloc xoang – nhĩ.

+ Nhịp nhanh trên thất và thất.

+ Torsade de pointe (xem hội chứng này).

+ Hội chứng Wolff-Parkinson-White.

+ Hội chứng Q-T dài.

  • Giảm lưu lượng tim:

+ Hẹp van động mạch chủ, van động mạch phổi (nhất là trong tứ chứng Fallot), bệnh cơ tim phì đại, cản trở tâm thất tống máu gây ra ngất khi gắng sức do thiếu máu não vì lưu lượng tim không tăng được.

+ Sa van hai lá.

+ u nhầy ở tâm nhĩ trái, huyết khối hoặc rối loạn chức năng cấp van tim nhân tạo.

+ Huyết áp động mạch phổi cao, tắc mạch phổi rộng trong tắc động mạch phổi có khó thở, đau ngực, huyết áp giảm và xanh tím.

+ Suy cơ tim cấp khi bị nhồi máu rộng.

+ Chèn ép tim trong tràn dịch màng ngoài tim nhiều.

+ Phình động mạch chủ (động mạch tách).

– Đột quy thanh quản: các cơn ho dữ dội và lặp đi lặp lại hoặc nghiệm pháp Valsava kéo dài có thể làm tăng áp suất trong lồng ngực, làm giảm lưu lượng tim và gây thiếu máu não, gây ngất.

HỘI CHỨNG TĂNG THÔNG KHÍ DO THẦN KINH HOẶC DO TÂM LÝ: tập hợp các triệu chứng bên ngoài xuất hiện khi tăng thông khí không phù hợp về sinh lý. Gặp ở người trẻ, thường là nữ giới, trong bối cảnh có lo âu. Các triệu chứng hay gặp là: khó thở lúc nghỉ ngơi hoặc không tương xứng với mức độ gắng sức, lo âu, chóng mặt, cảm giác tê buồn ở bàn tay và xung quanh miệng, loạn cảm, chuột rút, đau ngực, toát mồ hôi, trống ngực, mất ý thức ngắn, hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Kèm theo ngất có nhiễm kiềm hô hấp, co mạch não, thiếu oxy và ngất (có thể xảy ra khi làm nghiệm pháp tăng thông khí: hít vào sâu 30 lần/phút trong 3 phút).

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT: trước đấy có cảm giác đói, toàn thân vã mồ hôi, nhức đầu.

THIÊU MÁU NÃO THOÁNG QUA: ngất hoặc thỉu có kèm theo các triệu chứng thần kinh khu trú. 8% số trường hợp, thiếu máu não gây rối loạn ý thức ngắn. Ngất thật sự thường gặp khi vùng nền não bị thiếu máu.

BỆNH NÃO GÂY TĂNG HUYẾT ÁP

CƠN HOẢNG SỢ (xem thuật ngữ này)

NGẤT DO HYSTERIA: xảy ra khi có người chứng kiến, không tái nhợt, mất ý thức kéo dài, bệnh nhân chống lại khi bị vành mắt, bị nhấc tay chân.

CƠN ĐỘNG KINH (xem bệnh động kinh): có các tiền triệu (aura) trước khi mất ý thức, có rung giật cơ, cắn vào lưỡi, mất kiểm soát cơ thắt trơn, có triệu chứng thần kinh khu trú tuỳ theo kiểu động kinh. Điện não đồ bệnh lý.

Xét nghiệm bổ sung

ĐIỆN TÂM ĐỒ: có thể phát hiện thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim, tâm thất dễ bị kích thích, khoảng P-R hoặc Q-T kéo dài và các bất thường khác.

ĐIỆN TÂM ĐỒ LIÊN TỤC (HOLTER); cho phép phát hiện hội chứng tim chậm- tim nhanh, bloc nhĩ-thất cách hồi hoặc bất thường khác.

ĐIỆN TÂM ĐỒ GẮNG SỨC: cho thấy các rối loạn dẫn truyền hoặc dấu hiệu thiếu máu cd tim.

CHỤP SIÊU ÂM TIM: cho phép phát hiện bệnh tim không có triệu chứng lâm sàng, nhất là bệnh cơ tim gây ứ máu, phì đại vách không đối xứng, u nhầy hoặc huyết khối trong tâm nhĩ.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận