Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị Bệnh viêm thực quản

Bệnh tiêu hóa

Triệu chứng :

  • Khó nuốt
  • Đau ngay khi nuốt, nóng rát, đau lan ra sau lưng.
  • Đau thắt cổ họng làm cho khó thở vào.
  • Chảy nước bọt.
  • Nôn ra máu.
  • Có khi viêm nặng gây rối loạn tim mạch, loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể.
  • X quang chụp thực quản thấy hình ảnh :

+ Viêm : bờ thực quản không nhẵn, có những hình răng cưa nhỏ. Các nếp niêm mạc thô, to, thưa, không có phương hướng rõ ràng, có khi bị gián đoạn, mờ.

+ Loét thực quản : thành thực quản có hình đọng thuốc tròn, có quầng phù nề ở phía nền và hình qui tụ niêm mạc. Về phía thành đối diện ổ đọng thuốc có hình co thắt.

  • Soi thực quản : thấy niêm mạc đỏ, mạch máu cương tụ, có mảng biểu mô bong ra, thấy những ổ loét, ổ hoại tử.

Chẩn đoán : dựa vào :

  • Sau các nguyên nhân nói trên, bệnh nhân thấy khó nuốt.
  • Hội chứng Plummer – Vinson : Khó nuốt kèm theo cảm giác đè nén ở họng
  • X quang nội soi thực quản thấy tổn thương.
  • Đau, nóng rát vùng giữa ức.

Biến chứng :

  • Thủng : đau dữ dội khu trú ở cổ ( thủng đoạn thực quản cổ ) đau khu trú vùng lưng sau xương ức, thượng vị ( thủng đoạn thực quản ngực ). Mạch nhanh, khó thở, nhiệt độ cao 38 – 390
  • Viêm màng phổi .
  • Viêm màng
  • Viêm quanh thực quản.
  • Hẹp thực quản .

Điều trị :

Điều trị viêm thực quản khác nhau tuỳ theo nguyên nhân. Riêng đối với loại viêm do nguyên nhân uống phải axit, kiềm mạnh tiến triển thường nặng, nên cần phải :

  • Rửa miệng, thực quản, dạ dày để, loại trừ tác nhân ( axit, kiềm ) gây bỏng dùng sonde dạ dày bôi dầu thực vật hay đâu vselin ).

+ Nếu bỏng kiềm mạnh thì dùng dung dịch axit lactic loãng hoặc với nước limonat.

+ Nếu bỏng do axit thì dùng dung dịch Bicarbonat 2%, cho bệnh nhân uống sữa.

Cần phóng bế quanh thận khi ngộ độc axit axetic vì axit gây tan máu.

  • Viêm dạ dày do bỏng nặng cần mở thông dạ dày để nuôi dưỡng.
  • Thuốc chống co thắt :

+ Atropin

1/2 mg x 1 ống, cho 3 lần trong ngày tiêm dưới da

+ Papaverin 0,10 x 3 lần / giờ, mỗi lần 1 ống tiêm bắp

  • Truyền dịch :

HTN     5% 300 – 600 ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/ phút/ 24giờ. HTM  0,9% 300 ml nhỏ giọt tĩnh mạch 40 giọt/ phút/ 24 giờ.

HTN    30%   300 ml nhỏ gọt tĩnh mạch 40 giọt/ phút/ 24 giờ.

  • Dùng kháng sinh khi có viêm thực quản cấp :

Gentamyxin 80 mg x 2 ống/ 24 giờ tiêm bắp .

  • 15 ngày sau phải nong thực quản.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận