Trang chủBệnh thần kinhThuốc giãn cơ trong điều trị và tác dụng không mong muốn

Thuốc giãn cơ trong điều trị và tác dụng không mong muốn

Đại cương

  • Trong điều trị, các thuốc giãn cơ thường được chia làm hai nhóm:

+ Nhóm gây mềm cơ để phục vụ phẫu thuật và hồi sức cấp cứu: các thuốc phong toả tại bản vận động của cơ vân.

+ Nhóm làm giảm trạng thái co cứng cơ, thường được gọi là “thuốc giãn cơ trung ương”.

  • Các thuốc chống co thắt cơ: các thuốc này được dùng để điều trị triệu chứng các trường hợp co cứng cơ, thường có nguyên nhân do tổn thương thần kinh trung ương hoặc trong các bệnh xương khớp.
  • Tiêu chuẩn chọn thuốc giãn cơ tốt trong điều trị:

+ Làm giãn cơ bị co, nhưng không làm quá yếu trương lực cơ.

+ Không ức chế hoạt động của thần kinh trung ương, người dùng thuốc vẫn tỉnh táo.

+ Không ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, không gây tụt huyết áp.

+ ít độc với gan, thận, hệ tạo máu.

+ Nếu có thêm tác dụng giảm đau thì càng tốt vì đau sẽ làm tăng co cơ và co cơ thì gây phản ứng đau. Co cơ gây co mạch sẽ gây thiếu oxy, làm ứ đọng các chất chuyển hoá trung gian tại mô, làm giải phóng các chất gây đau.

Các thuốc cụ thể

Décontractyl

  • Thành phần: méphenesin 250mg và saccharose 18mg.
  • Cơ chế: thuốc có tác dụng giãn cơ trung ương, sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh, nồng độ tối đa trong 1 giờ, thời gian bán thải là 3/4 giờ, đào thải chủ yếu qua thận.
  • Chỉ định: hỗ trợ các co thắt gây đau trong các trường hợp, các bệnh lý thoái hóa đốt sống, vẹo cột sống, đau thắt lưng, co thắt cơ trong các tình huống khác.
  • Chống chỉ định:

+ Những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc và rối loạn chuyển hóa porphirin do trong thành phần có tartrazin, có phản ứng chéo với acid acetylsalicylat nên không dùng cho những bệnh nhân mẫn cảm với aspirin.

+ Người lái xe và vận hành máy móc.

+ Phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Tác dụng phụ: sốc phản vệ nhưng rất hiếm, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa.
  • Cách dùng: dùng cho người lớn và trẻ trên 15 tuổi, mỗi lần uống 2-4 viên X 3 lần mỗi ngày (6-12 viên/ngày).
  • Biệt dược: patest, viên bao đường 250mg.

Sirdalud 2mg

  • Thành phần: tizanidin chlohydrat.
  • Cơ chế tác dụng: là thuốc giãn cơ có tác dụng tại hệ thần kinh trung ương. Vị trí tác động chủ yếu tại tủy sống, kích thích thụ cảm thể alpha 2 tại vùng tiền si – náp, ức chế phóng thích acid amin có tác dụng kích thích thụ thể N – methyl – aspartat. ức chế dẫn truyền thần kinh đa tiếp hợp tại tủy sống, là đường dẫn truyền làm tăng trương lực cơ, do đó thuốc có tác dụng làm ức chế và giảm trương lực cơ. Ngoài ra, sirdalud còn có tác dụng giảm đau trung ương vừa phải. Sirdalud hữu hiệu trong trường hợp cơ co thắt gây đau cấp tính cũng như trên sự co cứng có nguồn gốc tủy sống và não. Sirdalud làm giảm sự đề kháng các động tác thụ động, làm dịu cơn giật cơ và chứng giật rung, cải thiện các động tác thụ động cơ bắp.
  • Chỉ định:

+ Co thắt cơ gây đau trong các trường hợp.

+ Rối loạn cân bằng và chức năng vùng cột sống.

+ Sau phẫu thuật, chấn thương tủy sống, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp.

+ Tình trạng co cứng do thần kinh: bệnh xơ cứng rải rác tủy sống mạn tính, thoái hoá cột sống, đột qụy não.

  • Chống chỉ định: mẫn cảm với các thành phần của thuốc, suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, người vận hành máy móc tàu xe, huyết áp thấp, chậm nhịp tim.
  • Tác dụng phụ:

+ Buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, hạ huyết áp.

+ Nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng transamin (hiếm).

+ Yếu cơ, rối loạn giấc ngủ, ảo giác, rất hiếm viêm gan cấp.

  • Liều và cách dùng: làm dịu chứng co thắt cơ gây đau; uống 1 – 2 viên/1 lần, 3 lần/ngày. Trong trường hợp nặng có thể thêm 1-2 viên /ngày trước khi đi ngủ. Co cứng trong các bệnh mạn tính: liều khởi đầu không vượt quá 3 viên/ngày, chia làm 2-3 lần, sau đó môi nửa tuần hoặc 1 tuần tăng lên 1 – 2 viên.
  • Chú ý: nếu dùng quá liều gây ra nôn mửa, hạ áp, chóng mặt, hẹp đồng tử, suy hô hấp, hôn mê. Khi đỏ phải rửa dạ dày, dùng than hoạt, tăng bài niệu, trợ tim, hô hấp.

Novo-baclofen

  • Trình bày: viên nén 10mg và 20mg (thành phần baclofen), eperison và Eperison (myonal) và tolperison (mydocalm) có công thức và tác dụng dược lý tương tự. Eperison mạnh gấp 2 lần tolperison nên liều dùng bằng 1/2. Eperison viên nén 50mg, uống 1 viên 3 lần/ngày; tolperison viên 50mg 1-3 viên/lần, 3 lần/ngày.
  • Tác dụng chính: giãn cơ vân, giãn mạch và giảm đau.
  • Chỉ định: co thắt cơ do tổn thương bó tháp, các bệnh xương khớp, suy giảm tuần hoàn ngoại biên (viêm tắc mạch, hội chứng Raynaud), phục hồi chức năng vận động.

Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh

  • Thuốc dãn cơ ngoại vi

Đối với những bệnh nhân bị liệt cứng thì việc dùng thuốc dãn cơ vân sẽ làm cho sức cơ cũng bị ảnh hưởng.

  • Thuốc dãn cơ trung ương

Nhìn chung: các thuốc dãn cơ tác dụng thông qua sự phong bế hệ thống lưới (đa phần là các thuốc có tác dụng an tĩnh), nếu dùng lâu sẽ bị giảm tác dụng và phải tăng liều; còn các thuốc dãn cơ tác dụng thông qua ức chế sự lan tỏa của các phản xạ đơn si – náp sẽ ức chế hoạt động của vòng gamma dễ gây mệt mỏi trụy tim mạch.

Nếu ta coi tác dụng điều trị của các thuốc nhóm này là giảm trương lực cơ thì tác dụng không mong muốn của chúng sẽ chính là tác dụng bình thần. Các bệnh nhân xơ não tủy rải rác mạn tính dùng lâu có thể gây trầm cảm, trì trệ, rối loạn ý thức; các thuốc có tác dụng bình thần càng mạnh thì tác dụng này càng sớm xuất hiện và biểu hiện càng rõ nét. ở các bệnh nhân liệt cứng nửa người các tác dụng không mong muốn này ít rầm rộ hơn. Đối với các bệnh nhân liệt cứng tới mức gây đau đớn thì việc ức chế hệ thống lưới gây an thần lại rất có ý nghĩa.

Để làm giảm các tác dụng không mong muốn do các thuốc nhóm này gây nên chỉ cần giảm liều, nếu cần thì dùng thuốc.

  • Thuốc điều trị Parkinson

Bên cạnh các triệu chứng như khô miệng, rối loạn tiểu tiện, đỏ mặt còn thấy các biểu hiện như: lú lẫn, ảo giác, hoang tưởng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây