Rối loạn trương lực cơ

Bệnh thần kinh

Rôl loạn trương lực cơ được thể hiện bằng các cơn co cứng cơ hay các cơn co thắt kéo dài, đôi khi dẫn đến các tư thế hay các cử động kỳ quặc.

RỐI LOẠN TRƯƠNG LỰC TOÀN THÂN GÂY BIẾN DẠNG

Tên khác: cơn co xoắn vặn, rôl loạn đi kiểu ưỡn tiến triển, bệnh Ziehen- Oppenheim.

Định nghĩa: bệnh hiếm găp, có các cử động xoắn vặn không tuỳ ý của chi và của thân.

Căn nguyên: di truyền qua nhiễm sắc thể thân, trội hoặc lặn ở một vài nhóm người.

Giải phẫu bệnh: tổn thương thoái hoá của thể Luys và nhân hạt đậu. Bó tháp không bị tổn thương.

Triệu chứng: bệnh bắt đầu từ lúc 5 -15 tuổi, có các cử động đảo ngược của hai bàn chân, các cơn co rối loạn trương lực và các động tác múa vồn của các chi, thân mình rồi toàn thân. Khi đi, thân bị nạửa ra sau (dáng đi lạc đà). Tiến triển chậm, có những đợt thuyên giảm.

Điều trị: levodopa (xem bệnh Parkinson); haloperidol. Phẫu thuật định vị đông lạnh cho kết quả tốt đối với trường hợp tổn thương nhân cầu nhạt ở cả hai bên.

RỐI LOẠN TRƯƠNG LỰC CƠ KHU TRÚ

CO QUĂP MI: các cơ tròn của mi co ngoài ý muốn, lặp đi lặp lại. Chứng co quắp mi có xu hướng nặng dần, có thể dẫn tới làm mất chức năng.

CO CỨNG CƠ BÀN TAY (chuột rút ở nhà văn): co các cơ của bàn tay, cẳng tay và đôi khi cả cánh tay làm cho viết khó.

CƠN ĐẢO MẮT: xem thuật ngữ này.

RỐI LOẠN TRƯƠNG LỰC THANH QUẦN: gầy cơn khó phát âm.

RỐI LOẠN TRƯƠNG LỰC MIỆNG- HÀM: các cơ quanh miệng, hàm, lưỡi và cơ nhai co cứng ngoài ý muốn.

RỐI LOẠN TRƯƠNG LỰC HẦU: gây cơn khó nuốt.

CO RÚT NỬA MẶT: xem thuật ngữ này.

HỘI CHƯNG MEIGE: có co rút nửa mặt và rối loạn trương lực miệng-hàm.

VẸO CỔ: cổ vị vẹo do co một trong hai cơ ức-đòn-chũm.

CƠN VẸO CỔ (rối loạn trương lực cổ): đầu bị xoay và nghiêng do các cơ ở cổ (nhất là cơ ức đòn chũm và cơ thang) co từng đợt lặp đi lặp lại theo một kiểu nhất định và/hay có các cử động trương lực kéo dài. Xoay đầu sang bên (vẹo cổ) có thể kèm với gấp đầu ra trước, gấp đầu sang bên hay duỗi ra phía sau.

Các cơn co gây đau đớn và hạn chế rất nhiều sinh hoạt hàng ngày. Bệnh bắt đầu khi 30-60 tuổi (với chứng vẹo cổ bẩm sinh: xem hội chứng này) và có thể là hậu quả của chấn thương cổ, là một phần của hội chứng ngoại tháp; ví dụ, sau khi uống thuốc liệt thần kinh. Trong một số trường hợp, có tổn thương thể vân.

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TRƯƠNG LỰC CƠ: thuốc kháng acetylcholin (ví dụ, trihexyphenidyle). Người ta cũng khuyên dùng thuốc giãn cơ. Vận động liệu pháp và xoa bóp có thể có ích lợi. Tiêm nhiều lần độc tố botulinum vào các cơ bị rối loạn trương lực có tác dụng cải thiện trong 1-3 tháng (do nhà chuyên khoa thực hiện), nhất là đối với trường hợp co quắp mi.

GHI CHÚ: cơn co gấp là các cơn co cơ làm thân mình và các chi gấp lại. Các cơn co này được gặp ở trẻ còn bú bị hội chứng động kinh được gọi là hội chứng West (xem hội chứng này).

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận