Trang chủBệnh thần kinhĐau đầu Migrain - Chẩn đoán và điều trị

Đau đầu Migrain – Chẩn đoán và điều trị

Đau đầu là biểu hiện rất thường gặp trong cuộc sống. Đây là bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới chất lượng sống. Migraine là thuật ngữ dùng để chỉ đau nửa đầu. Đặc tính của đau đầu Migraine là đau nửa đầu từng cơn, tái diễn có chu kì, kèm theo nôn hoặc buồn nôn, có thể mù mắt tạm thời. Ngoài cơn đau bệnh nhân hoàn toàn bình thường.

Các nguyên nhân gây đau đầu thường gặp:

Nguyên nhân Tỉ lệ (%)
Nhức đầu căng cơ 45
Nhức đầu Migraine 30
Bệnh mắt và xoang <8
Nhiễm trùng tổn thể 7
Chấn thương đầu 3
Do thuốc 2
Tai biến mạch máu não <1
Các bệnh lý nội sọ <1
Đau đầu cụm <1

Dịch tễ học của đau đầu Migraine

Giới: đau đầu Migraine thường gặp ở nữ (13  – 17%) nam (4  – 6%)

Yếu tố gia đình: chiếm từ 35 – 61% các trường hợp, 72 % trường hợp di truyền từ mẹ.

Yếu tố khởi phát bệnh bao gồm: yếu tố tâm lý như trạng thái lo âu, buồn phiền, …; yếu tố nội tiết như: chu kì kinh nguyệt, tuổi dậy thì, mãn kinh, dùng thuốc ngừa thai đều làm tăng cường độ của đau đầu Migraine hoặc làm rõ tính chất chu kì của cơn đau. Trong khi đó, đau đầu Migraine hiếm gặp ở thời kì mãn kinh và thai kì

Yếu tố môi trường: Ánh sáng, tiếng ồn, mùi vị, chất thải là những yếu tố ảnh hưởng tới đau đầu Migraine.

Các loại thức ăn uống như: rượu, thức ăn có monosodium glutamate (bột ngọt) chắc chắn làm tăng cường độ hoặc tần số cơn đau; Một số thức ăn có thể làm tăng cơn như: thức ăn lên men, thịt nguội, các thức uống có cafein.

Phân loại đau đầu Migraine

Theo hiệp hội đau đầu thế giới (International Headache Society), đau đầu Migraine được chia làm hai nhóm chính là:

Đau đầu Migraine có tiền triệu

Đau đầu Migraine không có tiền triệu

Triệu chứng của đau đầu Migraine

Triệu chứng cơ bản đau đầu migraine la đau nửa đầu từng cơn, cơn đau đạt cường độ cao trong thời gian ngắn và có tính chất gia đình. Đặc tính của cơn đau đầu Migraine là:

  • Khởi phát đột ngột với triệu chứng ở một bên đầu
  • Đau theo nhịp mạch, bệnh nhân có cảm giác mạch đập mạnh
  • Thời gian của cơn đau thường kéo dài 4 giờ đến 72 giờ
  • Các triệu chứng đi kèm bao gồm: sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, buồn ói hay ói

    Triệu chứng của đau đầu Migraine
    Triệu chứng của đau đầu Migraine

Các triệu chứng trước đó theo tùy thuộc vào nhóm đau đầu là nhóm đau đầu Migraine có tiền triệu hay không?

 Đau đầu Migraine có tiền triệu : Gặp trong 10% các trường hợp đau đầu Migraine. Các tiền triệu thường gặp thường là các triệu chứng về mắt như: có ám điểm chói sáng hay bán manh đồng danh (mù ở một phần thị trường). Sau khi các tiền triệu biến mất thì cơn đau đầu bắt đầu. Các tiền triệu thường kéo dài tối đa là 30 phút. Các tiền triệu có thể gặp là tê và yếu nửa người, giọng nói khó nghe hay liệt vận nhãn; trong các trường hợp có tiền triệu trên, bệnh nhân phải được thăm khám kĩ và có thể phải cần tới chẩn đoán hình ảnh học để loại trừ các tổn thương thực thể của não bộ mà nguyên nhân thường gặp nhất là do tai biến mạch máu não.

Đau đầu Migraine không có tiền triệu:

Ở nhóm này bệnh nhân không có các tiền triệu như kể trên và cơn đau đầu ở nhóm náy thường có cường độ nhẹ hơn ở nhóm có tiền triệu

Cách điều trị đau đầu Migraine

Nguyên tắc chung:

  • Đau đầu Migraine là bệnh hay gặp, không nguy hiểm và cần điều trị khi ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống; tránh các yếu tố gây khởi phát cơn đau như tiếng động, ánh sáng, thức ăn
  • Thay đổi hành vi: sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục, ngưng hút thuốc, uống rượu
  • Khuyến cáo về điều trị đau đầu Migraine: không lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Điều trị đau đầu Migraine bao gồm: điều trị cắt cơn và điều trị ngừa cơn.

Điều trị đau đầu Migraine bằng thuốc:

 Điều trị cắt cơn:

  • Đối với cơn đau nhẹ

Acetaminophen ± cafeine 650 – 1300mg/ngày Ibuprofen 200mg       400- 800mg/ngày

  • Đối với cơn đau trung bình, các thuốc cắt cơn thường được sử dụng là các thuốc kháng viêm, giảm đau không đặc hiệu, có thể dùng một loại thuốc hay phối hợp thuốc, bao gồm cả giảm đau, kháng viêm non steroid và Corticoid.

Flunarizine (Sibelium,..): 5mg 2 viên/ ngày Egotamin (tamik,…) 3mg 1viên x 2 lần/ngày

  • Đối với các cơn đau nặng, không đáp ứng với các thuốc kháng viêm, giảm đau thông thường, chúng ta dùng các thuốc đặc hiệu cho đau đầu Migraine, bao gồm: nhóm Triptans, Ergotamine tartrate, DHE (Dyhidro Ergotamine); Tuy nhiên, hiện nay Ergotamine tartrate ít được sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ.

Sumatriptan tiêm dưới da (chưa có)

Dihydroergotamin: 0,5 – 1mg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tối đa 3mmg/ngày

Sumatriptan viên 25mg, 50mg, 100mg 1- 3 viên/ngày Eletriptan viên 20mg, 40mg, 1- 3 viên/ngày Rizatriptan viên 5mg, 10mg, 1- 3 viên/ngày

 Điều trị ngừa cơn:

Được chỉ định trong những trường hợp:

  • Đã điều trị cắt cơn nhưng bệnh Migraine vẫn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
  • Tần số cơn > 2 cơn/ tuần
  • Theo ý muốn bệnh nhân muốn điều trị ngừa cơn.
  • Bệnh nhân không thể sử dụng thuốc ngừa cơn vì: chống chỉ định với thuốc, có tác dụng phụ với thuốc cắt cơn hoặc không dung nạp với thuốc cắt cơn.

Các phương pháp điều trị ngừa cơn gồm: dùng thuốc và không dùng thuốc.

  • Không dùng thuốc bao gồm: thay đổi lối sống, hành vi, luyện tập thư giãn, châm cứu, thôi miên,…
  • Các nhóm thuốc dùng để ngừa cơn Migraine bao gồm: thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế canxi, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc đối vận

Topiramate (topamax,…) 200mg  100 – 400mg/ ngày Gabapentin 300mg (neurontin, tabantin,..) 900 – 2500mg/ngày Valproic acid 500mg (depakine,… ) 1250 – 2400mg/ngày Amitryptiline 25mg, 10 – 100mg/ngày

Verapamil 20mg, 10 – 100mg/ ngày Flunarizine 5mg, 5 – 10mg/ngày

Châm cứu rất được ưa chuộng trong ngừa migraine tại nước ngoài, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về vấn đề ngày

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây