Chọc dò tủy sống trong chẩn đoán

Bệnh thần kinh

Bệnh nhân nằm nghiêng. Sau khi đã xác định được khoảng L4-L5 và đã sát trùng da, chọc kim vào túi màng cứng và lấy dịch não tủy vào trong một Ống nghiệm vô trùng. Trong trường hợp thật đặc biệt, lấy dịch não tủy qua chọc dò dưới chẩm hay chọc dò não thất (ồ trẻ còn bú). Chỉ các nhà chuyên khoa mới lấy dịch não tủy qua các con đường này.

Chỉ định: đo áp suất và lấy mẫu dịch não tuỷ.

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Có sung huyết gai thị: có phù gai thị, chứng tỏ có tăng áp lực nội sọ nặng và kéo dài.
  • Có thể có khối u hay ápxe não và/ hoặc có dấu hiệu bị tắc ở ho sau: giảm áp suất ở dưới thắt lưng do chọc dò tủy sống có thể gây ra tụt não (xem thuật ngữ này), có khi gầy tử vong.
  • Tổn thương nhiễm khuẩn ở da hay ở xương vùng thắt lưng có thể gây nhiễm khuẩn.

Sau khi chọc dò, bệnh nhân phải nằm sấp 3 giờ trên giường thật phang, sau đó phải nằm ngửa 24 giò. Điều này có thể tránh cho bệnh nhân bị nhức đầu sau chọc dò tủy sống do giảm áp suất dịch não tủy gây ra.

Áp suất: ở tư thế nằm nghiêng, áp suất bình thường của dịch não tủy lúc chọc dò là 7-20 cm nước (70-200 mm). ở tư thế ngồi, áp suất là trên 2-4 cm (20-40 mm). Tại bể lớn (chọc dò dưới chẩm), áp suất là -30 đến +10 mm nước.

Các yếu tố làm tăng áp suất:

  • Ho, hét to, hắt hơi làm tăng tạm thời do ứ máu tĩnh mạch ở tủy sống.
  • Tăng bài tiết dịch não tủy hay tắc dòng tĩnh mạch: áp suất dịch não tủy tăng trong viêm màng não, tắc não thất, viêm màng nhện và xuất huyết não-màng não.
  • Nghiệm pháp Queckenstedt: ép vào hai tĩnh mạch cảnh trong 15 giây làm tăng áp suất dịch não tủy chừng nào hai tĩnh mạch cảnh vẫn bị chẹn, áp suất dịch não tủy tăng nhẹ khi ép tĩnh mạch một bên; tăng rõ (150-250 mm) nếu ép cả hai bên. Thôi ép lên tĩnh mạch sẽ làm cho áp suất từ từ giảm dần về mức ban đầu hoặc hoi cao hơn. Nghiệm pháp là bất thường nếu áp suất dịch não tủy không tăng hoặc không giảm ngay, nếu ép lên tĩnh mạch cảnh không gây tác dụng gì, nếu ép cả hai bên tĩnh mạch chỉ làm áp suất tăng ít hay nếu áp suất giảm chậm và giảm giật cục. Các bất thường đó chứng tỏ có tắc. Không làm nghiệm pháp này trong trường hợp có khối u hay có xuất huyết não vì có thể gây tụt thuỳ thái dương hay tụt hạnh nhân tiểu não hoặc gây chảy máu.

Các yếu tố làm giảm áp suất: áp suất dịch não tủy lúc chọc dò tủy sống có thể thấp trong trường hợp bị tắc dưới màc.g nhện ở tủy (chèn ép tuỷ); hoặc áp suất có thể bình thường vào lúc đầu rồi giảm xuống rõ sau khi đã lấy được 10 ml dịch.

Có thể tính chỉ số Ayala theo công thức:

Thể tích dịch đã lấy (10 ml) X áp suất lúc cuối / Áp suất lúc đầu

Chỉ số này có giá trị trung bình là 5,5 đến 6,5.

Người ta có thể làm giảm áp suất dịch não tủy bằng các biện pháp điều trị tăng áp lực nội sọ.

Thể tích: ở người lớn, thể tích trung bình là 100-150 ml.

Màu sắc, tính chất: dịch não tủy bình thường trong như nước suối. Trong trường hợp nhiễm khuẩn, cần phải có 200-300 tế bào trong một pl mới làm cho dịch bị đục. Dịch có màu vàng là do bilirubin của một xuất huyết đã cũ. Trong chèn ép tuỷ, dịch có thể có màu vàng và đông lại dễ dàng (hội chứng Froin).

  • Protein: do hiện tượng lắng protein nên dịch não tủy trong các não thất có ít protein hơn là dịch não tủy trong tủy sống thắt lưng.
  • Protein toàn phần: ở trong dịch lấy bằng chọc dò tủy sống là 15 — 45 mg/100 ml. Protein tăng trong phần lớn các bệnh viêm màng não, có kèm theo tăng tế bào. Người ta cũng định lượng cả albumin trong dịch não tủy (chiếm 50-70%).
  • Globulin miễn dịch hay gammaglobulin: chiếm 5-12% lượng protein toàn phần; tăng lên trong tất cả các bệnh có viêm cấp hệ thần kinh trung ương, trong u não và trong các bệnh làm mất myelin. Bình thường: globulin ax(l-3%); a2 (2-5%), p (10-15%); y (5-10%).
  • Tỷ lệ albumin/globulin được xác định bằng phương pháp điện di.

Glucose: bình thường là 45-80 mg/100 ml nhưng thay đổi theo đường huyết (tỷ lệ đường huyết/đường dịch não tủy = 0,6).

  • Tăng lên trong viêm não và viêm màng não do virus, trong hôn mê do tiểu đường.
  • Giảm trong viêm màng não có mủ và viêm màng não cấp do lao.

Chlorur: bình thường là 120-130 mmol/l (dưới dạng NaCl 700-750 mg/100 ml). Bị giảm sốm trong viêm màng não lao, giảm muộn hơn trong viêm màng não có mủ.

pH: giá trị bình thường là giữa khoảng 7,35 và 7,40.

Tế bào: bình thường có từ 0 đến 5 tế bào/pl là các tế bào lympho và tế bào dạng đơn nhân có nguồn gốc từ lớp võng ở dưới màng nhện.

  • Hội chứng màng não có nhiễm khuẩn:

+ Tăng chủ yếu là các bạch cầu đa nhân trung tính, có hạt nhiễm độc và các nhân đông: viêm màng não nhiễm khuẩn cấp.

+ Tăng chủ yếu là lympho: viêm màng não do virus, viêm màng não tăng lympho cấp và viêm màng não lao.

  • Hội chứng màng não bị kích thích không đặc hiệu:tăng tế bào lớp võng (triệu chứng quan trọng hơn là dịch có màu vàng).
  • Hội chứng sau xuất huyết: cócác tế bào lớp võng đang thực bào hồng cầu.
  • Tế bào ung thư:hiếm gặp.
  • Các loại tế bào khác:bạch cầu ưa acid trong phản ứng màng não do dị ứng và trong viêm màng não do giun đũa (rất hiếm). Đôi khi thấy tương bào trong bệnh xơ tủy rải rác, giang mai thần kinh hay hội chứng Guillain-Barré.
  • Phân ly albumin-tế bào:albumin tăng rất cao và tế bào không tăng; gặp trong chèn ép tuỷ, hội chứng Guillain-Barré và một số trường hợp tăng áp lực nội sọ.

Phản ứng huyết thanh

  • Giang mai:người ta hiện dùng nhiều phản ứng đặc hiệu hơn phản ứng kinh điển Bordet-Wassermann (xem huyết thanh học bệnh giang mai).
  • Các kháng nguyên hoà tan, đối – điện di miễn dịch:cho phép xác định nhanh một số vi khuẩn (não mô cầu, phế cầu, liên cầu v.v…) ngay cả khi bệnh nhân đã được điều trị bằng kháng sinh. Tuy vậy, có thể có phản ứng chéo và cần phải có xét nghiệm vi khuẩn học để khắng định.
  • Kháng thể kháng virus:chủ yếu tìm kháng thể kháng sởi và kháng Herpes

Xét nghiệm vi khuẩn: cần ít nhất là 3 ml dịch để làm các phiến đồ và nuôi cấy hiếu khí, hiếm khí. cần phải chuyển ngay dịch tới phòng thí nghiệm, tránh để bệnh phẩm bị lạnh, nhất là nếu muôn tìm não mô cầu. Nếu cần thiết thì tìm vi khuẩn lao. Các test ngưng kết hạt latex cho phép phát hiện các kháng nguyên hoà tan và có ích trong chẩn đoán nhanh nhiễm não mô cầu, phế cầu và Heamophilus.

Xét nghiệm ký sinh trùng: ví dụ, tìm Naegleria fowleri và Acanthamoeba (viêm não-màng não nguyên phát do amip), Acanthamoeba histolytica (áp xe não do amip), trypanosoma (bệnh ngủ), toxoplasma, ký sinh trùng sốt rét.

Enzym: các transaminase (SGOT), creatin-phosphokinase (CPK) và lactic- dehydrogenase (LDH) và các isoenzym có thể tăng cao trong di căn ung thư, leucemi, u lympho, xuất huyết dưới màng nhện và viêm màng não. Tuy nhiên, các test này không đặc hiệu.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận