Quy trình sử dụng máy sốc điện cho trẻ em

Bệnh nhi khoa

QUY ĐỊNH CHUNG

  • Không sử dụng máy trong môi trường dễ gây cháy nổ.
  • Luôn giữ gìn máy sạch sẽ trước và sau khi vận hành, không để dính các chất dễ dẫn điện như các dung dịch ringer, máu.
  • Chỉ các nhân viên y tế đã được hướng dẫn chu đáo và các bác sĩ tim mạch mới được vận hành máy.
  • Chỉ nạp điện khi chắc chắn điện cực đã đặt đúng vị trí trên người bệnh nhân.
  • Trước khi tiến hành sốc điện phải đảm bảo không có ai tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, hoặc các dụng cụ máy móc… gắn trên người bệnh nhân.
  • Không được tiến hành sốc điện nếu thấy mỡ tiếp xúc của 2 điện cực liên tục với nhau, hoặc mỡ tiếp xúc dây ra rìa hoặc nơi cầm điện cực.
  • Không được cầm vào rìa điện cực khi sốc điện.
  • Khi máy không sử dụng vẫn phải cắm máy vào nguồn điện để duy trì việc nạp pin và sẵn sàng cho việc sốc điện lần sau vào bất kỳ thời điểm nào.
  • Không được nạp điện, phóng điện trên 4 lần/1 phút (nếu cần phóng lần thứ 4, phải đợi ít nhất 1 phút sau khi phóng điện lần 3).

Chú ý:

Khi máy đang ở chế độ theo dõi (Monitoring), thì không thể làm được sốc điện hoặc tạo nhịp.

QUY TRÌNH TIẾN HÀNH sốc ĐIỆN

  1. Bật máy: vặn núm điều chỉnh (số 1) ENERGY/MODE SELECT về vị trí
  2. Kiểm tra chế độ ĐTĐ: chọn Kiểm tra lại dạng sóng ĐTĐ khi đặt điện cực lên ngực bệnh nhân. Nên chọn chuyển đạo D2.
  3. Đặt chế độ sốc điện: khi đặt đúng, đèn SYNC ở phía trước máy không sáng. Nếu đèn SYNC sáng, ấn nút SYNC ở phía trước máy để chọn chế độ sốc điện.
  4. Chuẩn bị điện cực:

Cho mỡ tiếp xúc vào mặt điện cực (quên bôi mỡ tiếp xúc sẽ làm bỏng nghiêm trọng da bệnh nhân), không bôi mỡ bằng tay vì dễ gây điện giật cho người làm.

Cầm cán điện cực và nhấc điện cực thẳng lên từ hố để điện cực. Cho mỡ tiếp xúc vào mặt của 2 điện cực.

Cọ nhẹ 2 mặt điện cực với nhau để trải đều mỡ tiếp xúc.

5. Chọn mức năng lượng cần sốc:

Vặn nút Energy/mode select tới mức năng lượng cần thiết.

6. Đặt điện cực

Vào vị trí định sẵn trên ngực bệnh nhân:

  • Điện cực trái (điện cực xương ức): khoang liên sườn 2 và 3 sát bờ phải xương ức.
  • Điện cực phải (điện cực mỏm): khoang liên sườn 5 đường nách giữa.

7. Kiểm tra dạng sóng ĐTĐ

8. Nạp điện

Ấn nút nạp điện (số 2) (CHARGE) ở cạnh phải tay cầm điện cực mỏm, hoặc nút nạp điện (CHARGE) ở phía trước máy. Khi có tiếng Pip nhỏ liên tục, màn hình hiện chữ CHARGED và đèn CHARGE ở trước máy sáng là đã nạp điện xong. Trong vòng 40 giây sau khi nạp điện, nếu không được phóng điện, máy sẽ tự huỷ năng lượng đã nạp trong vòng 20 giây.

9. Kiểm tra trở kháng tiếp xúc giữa da và điện cực:

  • Chú ý điều chỉnh áp lực nén điện cực trên ngực bệnh nhân.
  • Kiểm tra mỡ tiếp xúc.
  • Chú ý các tình trạng tiếp xúc không tốt (bệnh nhân da khô, quá gầy, người già..).
  1. Phóng điện:

Cùng lúc ấn 2 nút DISCHARGE ở 2 điện cực.

  1. Phóng điện lại:

Làm nhắc lại từ bước 5 đến bước 10. Chú ý mỗi lần làm xong để điện cực nằm nghiêng bên thành hố để điện cực, tránh mỡ dẫn điện dây vào máy.

  1. Sau khi vận hành:

Vặn nút ENERGY/MODE SELECT về vị trí OFF và rút dây cắm nguồn.

  • Lau sạch mỡ dẫn điện ở điện cực và đặt điện cực vào hõm đặt điện cực.
  • Làm sạch máy.
  • Đưa máy về nơi cất giữ và cắm dây nguồn để duy trì nạp điện.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận