Chuẩn bị gây mê mổ MEGACOLON ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Trẻ thường bị suy dinh dưỡng, viêm ruột.

Protid máu thấp.

Điện giải đồ thường ở mức thấp.

Mổ kéo dài thường trên 3 giờ.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

Đêm hôm trước mổ cho an thần với trẻ lớn.

Lắp tất cả các phương tiện theo dõi trong quá trình mổ như: mạch, huyết áp, điện tim, Sp02, EtC02

Đặt sonde đái.

Chuẩn bị dụng cụ giống gây mê NKQ chung.

TIỀN MÊ

Trẻ < 1 tuổi có thể không tiền mê và đưa vào phòng mổ úp Mask với halothan hoăc sevofluran.

Trẻ lớn hơn có thể tiền mê với ketalar 3-5mg/kg hoặc midazolam 0,2mg/kg hoặc seduxen 0,2mg/kg.

Hoặc chỉ tiền mê với seduxen tĩnh mạch nếu trẻ hợp tác.

KHỞI MÊ VÀ DUY TRÌ MÊ

Cho bệnh nhân thở khí mê halothan 3-4% cho đến khi bệnh nhân mê và duy trì với nồng độ từ 0,75 – 1,5% trong suốt quá trình mổ.

  • Hoặc khởi mê bằng ketalar hoặc propofol hoặc thiopental với liều khởi mê và duy trì như gây mê nội khí quản chung.
  • Fentanil 5-7pg/kg liều đầu và tổng liều có thể từ 10-20pg/kg trong thời gian mổ (trung bình 3 giờ) vẫn đảm bảo cho bệnh nhân tự thở vào giai đoạn sau mổ và rút nội khí quản.
  • Giãn cơ verocunium 0,1mg/kg

Sau đó đặt NKQ.

  • Có thể gây tê qua khe cùng + NKQ để mổ.

Chú ý:

Vì mổ Megacolon là loại phẫu thuật kéo dài trung bình 3 giờ nên: cần duy trì tốt mức độ giãn cơ sau 45 phút hoặc 60 phút cho thêm 1/2 liều đầu. Đặc biệt thì tầng sinh môn nên cho thêm một liều giãn cơ bằng liều đầu và giảm đau tốt.

TRUYỀN DỊCH TRONG MỔ

  • Dung dịch natri clorua 9%0 truyền tốc độ 15-20ml/kg giờ đầu.

Những giờ sau 10ml/kg.

  • Có thể truyền dịch trong mổ theo:

+ Lượng dịch duy trì: 4ml/kg/giờ cho 10kg đầu trọng lượng cơ thể.

2ml/kg/giờ cho 10kg tiếp theo, 1ml/kg/giờ cho mỗi kg từ thứ 21 trở lên.

+ Lượng địch thiếu hụt = Lượng dịch duy trì X số giờ nhịn ăn trước mổ.

Ví dụ: Trẻ nặng 32 kg thì lượng dịch duy trì là:

(4 X 10) + (2 X 10) + (lml X 12) = 72ml/giờ.

Trẻ nhịn ăn 8 giờ thì lượng dịch thiếu hụt là: 72ml X 8 giờ = 576ml.

  • Số lượng dịch này được bù như sau:

1/2 lượng dịch thiếu hụt + dịch duy trì trong giờ đầu.

1/4 lượng dịch thiếu hụt + dịch duy trì trong giờ thứ hai.

1/4 lượng dịch thiếu hụt + dịch duy trì trong giờ thứ ba.

Có thể truyền plasma tươi nếu bệnh nhân có protid máu thấp.

SAU MỔ

  • Sau mổ bệnh nhân phải được theo dõi tại phòng hồi tỉnh (mạch, nhiệt độ, huyết áp, dẫn lưu).
  • Các tai biến trong và sau mổ giống như gây mê NKQ chung.
  • Làm lại các xét nghiệm: Hb, hematocrit, điện giải đồ.
  • Giảm đau sau mổ là cần thiết:

Morphin 0,1mg/kg/5 giờ (tiêm tĩnh mạch)

Hoặc có thể luồn catheter qua khe cùng và tiêm thuốc tê lidocain 3mg/kg + morphin 25pg/kg để giảm đau.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận