Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị viêm não nhật bản ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị viêm não nhật bản ở trẻ em

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra, là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.

Virus viêm não Nhật Bản truyền sang người do muỗi đốt. Vật chủ chính mang virus là lợn và một số loài chim. Bệnh không truyền trực tiếp từ người sang người.

Mục lục

CHẨN ĐOÁN

Dịch tễ

Đang có dịch lưu hành, hoặc có người xung quanh mắc bệnh, phổ biến từ tháng 5 đến tháng 7.

Lâm sàng

Dựa vào các biểu hiện sau đây:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40°c.
  • Đau đầu (nếu trẻ còn bú thường có những cơn khóc thét).
  • Nôn hoặc buồn nôn..
  • Rối loạn tri giác các mức độ (ngủ gà, li bì, đau đầu hoặc hôn mê).
  • Co giật, thường co giật toàn thân.
  • Có thể có các dấu hiệu: liệt, tăng trương lực cơ, rối loạn hô hấp, bí đại tiểu tiện.

Xét nghiệm

  • Máu ngoại biên: số lượng bạch cầu tăng hoặc bình thường.
  • Dịch não tuỷ:

+ Trong, áp lực tăng.

+ Protein tăng nhẹ (thường < lg/lít)

+ Đường, muối bình thường.

+ Bạch cầu tăng từ vài chục đến vài trăm /mm3.

+ Phản ứng Pandy (+).

+ ELISA phát hiện kháng thể chống virus viêm não Nhật Bản loại IgM (+).

Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có biểu hiện thần kinh nhưng không phải viêm não Nhật Bản như: sốt cao co giật, động kinh, viêm màng não cấp do vi khuẩn, sốt rét ác tính thể não.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

  • Không có thuốc đặc hiệu, điều trị triệu chứng là chủ yếu.
  • Cần được điều trị kịp thời.

Điều trị

Hạ nhiệt

Khi trẻ sốt > 38°c uống paracetamol 15mg/kg/lần hoặc đặt hậu môn, có thể nhắc lại sau 6 giờ. Không dùng quá 60mg/kg/24 giờ, chườm mát, đặt trẻ ở phòng thoáng.

Chống co giật

Diazepam 0,5mg/kg tiêm bắp hoặc diazepam 0,2 – 0,3mg/kg pha loãng với 5 – 10ml dung dịch đẳng trương tiêm chậm tĩnh mạch (chỉ thực hiện ở cơ sở có điều kiện hồi sức vì có thể gây ngừng thở).

Nếu co giật không hết, có thể dùng thêm hoặc phenobarbital (Gardenal) 5 – 8mg/kg/24 giờ chia 3 lần hoặc aminazin 0,5 – 1mg/kg tiêm bắp.

Chống suy thở

  • Hút đờm dãi làm thông thoáng đường thở.
  • Thở oxy nếu co giật hoặc khó thở.
  • Hô hấp hỗ trợ nếu có ngừng thở (thở máy, đặt nội khí quản bóp bóng).

Chống phù não

Dung dịch mannitol 20% cho 0,5 – 1g/kg/lần truyền tĩnh mạch trong 30 – 60 phút. Nên cho sớm, khi có biểu hiện phù não như đau đầu, nôn, rối loạn ý thức. Có thể truyền nhắc lại sau 8 giờ nếu biểu hiện phù não không cải thiện, nhưng không truyền quá 3 lần trong 24 giờ và không truyền quá 3 ngày.

Dexamethason 0,2 – 0,4mg/kg/lần cách nhau 8 giờ. Tiêm tĩnh mạch chậm, không dùng quá 3 ngày.

Cân bằng nước, điện giải, thăng bằng kiểm toan

Dung dịch ringer lactat 30 – 50ml/kg, tốc độ 20 – 30 giọt/phút sau mỗi lần truyền mannitol.

Nếu không có ringerlactat thì thay bằng dung dịch đẳng trương natriclorua 9%0 và glucose 5% mỗi loại dịch 1/2.

  • Dựa vào điện giải đồ và đường máu để điều chỉnh nếu có rối loạn.
  • Nếu có điều kiện đo các thông số về khí máu để điều chỉnh thăng bằng toan – kiềm.

Dinh dưỡng chăm sóc

  • Dinh dưỡng: ăn thức ăn dễ tiêu, năng lượng cao, đủ muối khoáng và Nếu trẻ không ăn được thì cho ăn qua ống thông dạ dày, đảm bảo 1500kcal/ngày.
  • Chăm sóc:

+ Hút đờm dãi, vỗ rung.

+ Chống loét: nằm đệm chống loét, thay đổi tư thế.

+ Vệ sinh toàn thân: răng, miệng, da…

– Chống bội nhiễm:

Có thể dùng kháng sinh tuỳ theo tình trạng bệnh, thường gặp là viêm phổi: ampicillin 100mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch chia 3 lần.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây