Chẩn đoán và điều trị viêm mủ màng tim ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Viêm mủ màng ngoài tim nhanh chóng dẫn đến ép tim và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Sốt
  • Khó thở
  • Đau vùng ngực
  • Phù
  • Gan to
  • Tĩnh mạch cổ nổi
  • Nghe tim: tiếng tim mờ, tiếng cọ màng tim ở giai đoạn hết dịch.
  • Mạch yếu.

Xét nghiệm

  • X quang: bóng tim to, đôi khi có kèm hình ảnh viêm phổi, tràn mủ màng phổi.
  • Soi bóng tim: tim co bóp yếu.
  • Điện tim: điện thế thấp, ST chênh, T dẹt.
  • Siêu âm: hình ảnh dịch trong màng tim.
  • Đo áp lực tĩnh mạch trung ương: tăng cao.
  • Cấy máu, cấy mủ màng tim có thể có vi khuẩn gây bệnh.
  • Chọc dò khoang màng tim qua đường Macfan hút ra dịch đục hoặc mủ.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị trước mổ

  • Kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu nuôi cấy âm tính dùng cephalosporin thế hệ thứ 3 +
  • Lợi tiểu.
  • Chọc dò, dẫn lưu màng tim bằng catheter tĩnh mạch trung tâm.

Chỉ định phẫu thuật

Sau 7 ngày kể từ khi khỏi bệnh nếu bệnh nhân còn khó thở, gan to, siêu âm còn hình ảnh tràn dịch hoặc dày dính.

Kỹ thuật

Cắt màng tim theo phẫu thuật quy ước

  • Đường vào khoang ngực trái: đường liên sườn 5 trưổc bên. Mở cửa sổ màng tim hút bớt mủ. cắt màng tim rộng rãi phía trên đến phễu động mạch phổi, phía dưới giải phóng được mỏm tim, bên phải đến bờ sau xương ức, bên trái đến bờ thần kinh hoành. Phải bóc cả lớp màng xơ bóp chặt cơ tim, đến khi thấy tim đập tốt. Kiểm tra hiệu quả bằng áp lực TMTƯ.
  • Rửa, lấy hết cặn mủ và mủ trong khoang màng tim và khoang phổi trái.
  • Đặt dẫn lưu khoang màng phổi trái.

Cắt màng tim bằng nội soi lồng ngực

Bệnh nhân nằm nghiêng 70 độ. Đặt 3 troca: 1 troca cho ống soi qua liên sườn 5 đường nách giữa, 2 troca cho dụng cụ phẫu thuật qua liên sườn 7 và 3 đường nách trước. Tiến hành cắt màng tim như phẫu thuật quy ước.

Điều trị sau mổ

  • Xét nghiệm: làm lại Hb, điện giải đồ, chất khí máu. Chụp phổi kiểm tra sau 24 giờ.
  • Kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc tiếp tục bằng cephalosporin thế hệ thứ 3 + gentamicin
  • Hút liên tục dẫn lưu lồng ngực với áp lực 6-8cm nước cho đến khi hết dịch. Rút dẫn lưu khoang màng phổi khi dẫn lưu không còn ra dịch.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận