Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị uốn ván ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị uốn ván ở trẻ em

Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn kỵ khí sinh ngoại độc tố Clostridium tetani gây ra với biểu hiện đặc trưng là dấu hiệu cứng hàm và các cơn co cứng, co giật cơ. Cách lây thông thường là qua vết thương bị nhiễm bẩn.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng:

  • Cứng hàm.
  • Nuốt khó, nói khó.
  • Tăng động, kích thích, cứng gáy, cứng tay chân.
  • Co cứng cơ bụng, cổ, lưng, có tư thế ưỡn cong ngựời.
  • Thường tìm thấy vết thương.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm não, màng não do vi khuẩn hoặc

+ Có thay đổi ý thức các mức độ.

+ Cơn co giật.

+ Thay đổi dịch não tuỷ.

+ Không có dấu hiệu cứng hàm.

  • Áp xe thành sau họng có triệu chứng cứng hàm.

+ Không có dấu hiệu co cứng cơ bụng, cơ lưng.

+ Không có tiền sử vết thương.

  • Hạ calci máu.

+ Không có dấu hiệu cứng hàm

+ XN: calci máu giảm rõ rệt, đặc biệt là calci ion hoá.

ĐIỀU TRỊ

  • Để bệnh nhân trong phòng yên tĩnh.
  • Săn sóc vết thương: rất quan trọng nếu có các vết thương phải nhanh chóng cắt lọc, lọc sạch mảnh vụn đặc biệt vết thương có lỗ thủng sâu, bỏ hết các mô chết, tránh băng kín.
  • Thông thoáng đường thở, thở oxy nếu cần thiết.
  • Mở khí quản và hỗ trợ hô hấp khi bệnh nhân có những cơn co cứng gây tím tái hoặc ngừng thở liên tục.
  • Cho ăn qua ống thông: bảo đảm ăn lỏng, dễ tiêu, đủ năng lượng, đề phòng tai biến trào ngược^
  • Tránh táo bón.
  • Đặt thông bàng quang nếu trẻ bí đái.
  • Kháng độc tố: huyết thanh SAT ngựa tiêm bắp 500 – 1000 đv/kg (nếu SAT người dùng từ 3000 – 6000UI) tuỳ theo mức độ vết thương (thử phản ứng trước khi tiêm).
  • Điều trị cơn giật.

+ Barbituric 0,1 – 0,2mg/kg uống hoặc tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mỗi 3-6 giờ.

+ Diazepam: 3 – 10mg/kg/24 giờ chia đều trong ngày tuỳ theo mức độ giật.

  • Kháng sinh:

Penicillin 100.000 đv/kg/24 giờ chia 6 lần trong 7 ngày.

  • Đề phòng viêm phổi (Cấy dịch đờm) và nhiễm khuẩn tiết niệu (Cấy nước tiểu).
  • Tiêu chuẩn ra viện
  • Hết sốt.
  • Không còn các cơn cứng cơ, đi lại được, nuốt và nói được.
  • Các tổn thương khác (nếu có) hồi phục hoàn toàn.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây