Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị thoát vị vùng rốn bẩm sinh ở...

Chẩn đoán và điều trị thoát vị vùng rốn bẩm sinh ở trẻ em

 

Thoát vị vùng rốn bẩm sinh (TWRBS) là tình trạng vòng rốn (Umbilical ring) trong thời kỳ thai nhi không khép lại được, nguyên nhân thường do trung tràng sau thời kỳ phát triển ngoài ổ bụng, không trở lại vị trí bình thường trong ổ bụng.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Hình thể: cổ bao thoát vị là vòng rốn rộng. Bao thoát vị là một màng trong vô mạch, gồm 3 lớp: phúc mạc, chất nhày Wharton và màng 01. Nội dung thoát vị thường là ruột non và đại tràng. Khoảng 50% các trường hợp có cả gan, lách và các cơ quan khác trong ổ bụng (các trường hợp thoát vị lớn).

  • Kích thước: kích thước khác nhau (đo đường kính vùng cổ bao thoát vị tính bằng cm).
  • Thể loại:

+ Thể thượng vị: cổ thoát vị nằm cao, hướng về phía mũi ức. Thường có kèm theo các dị dạng vùng hoành, ngực.

+ Thể hạ vị: cổ thoát vị nằm thấp, hướng về phía xương mu. Thường có kèm theo các dị dạng các cơ quan trong tiểu khung.

  • Biến chứng:

+ Nhiễm trùng: bao thoát vị đục, có mùi, có mủ.

+ Bao thoát vị vỡ.

  • Các dị dạng khác kèm theo:

+ Tim mạch, lồng ngực.

+ Tiêu hoá.

+ Tiết niệu…

Toàn trạng đẻ non thiếu cân, nhiễm trùng toàn thân…

Xét nghiệm

  • Công thức máu, thời gian máu chảy, máu đông.
  • Chất khí máu. Điện giải đồ.
  • Xquang (tìm các dị dạng kèm theo).
  • Cấy máu, cấy mủ (Khi có nhiễm trùng).

ĐIỀU TRỊ

Điều trị trước mổ

  • Bồi phụ nước điện giải, toàn kiềm.
  • Kháng sinh.

Phẫu thuật

  • Nguyên tắc: đo áp lực bàng quang trước và trong mổ. Không làm tăng áp lực bàng quang một cách đáng kể. Sau phẫu thuật bóp bóng nhẹ tay, trẻ có khả năng tự thở.
  • Trong các trường hợp bao thoát vị bé: cắt bỏ bao, khâu phục hồi toàn bộ các lớp phúc mạc – cân – cơ – da của thành bụng nếu áp lực bàng quang hoặc dạ dày < 25cm nước.
  • Trong các trường hợp bao thoát vị lớn: bóc tách da, dùng da che phủ bao thoát vị; rạch da hai bên thành bụng giảm áp lực. Nếu có mảnh vá cân, dùng mảnh vá cần che phủ vùng khuyết.
  • Tạo hình da kiểu Y – V hoặc các mảnh vá nhân tạo (Gortex) khi đã không đủ để che phủ.
  • Chú ý: Thoát vị vùng rốn bẩm sinh thường kèm theo các dị dạng đường tiêu hoá. cần kiểm tra đường tiêu hoá khi vào ổ bụng.

Điều trị sau mổ

  • Xét nghiệm: làm lại Hb, điện giải đồ, chất khí máu, protid máu.
  • Bồi phụ nước điện giải, nuôi dưỡng tĩnh mạch theo kết quả các xét nghiệm.
  • Kháng sinh theo kháng sinh đồ.
  • Cho bú khi trẻ tự thở tốt, không nôn.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây