Chẩn đoán và điều trị tăng NATRI máu sơ sinh

Bệnh nhi khoa

Tăng natri máu khi Na+ máu > 150mmol/l.

TĂNG NATRI MÁU NHƯNG KHỐI LƯỢNG TUẦN HOÀN BÌNH THƯỜNG HAY GIẢM

Nguyên nhân

  • Trẻ thấp cân, mất nước qua thận, qua da, nôn, ỉa chảy, tắc ruột, viêm ruột hoại tử.
  • Tăng đường máu.
  • Dùng quá nhiều bicarbonat.
  • Cưòng thượng thận bẩm sinh.
  • Rối loạn ADH thứ phát sau xuất huyết não-màng não.

Lâm sàng

  • Sụt cân.
  • Tăng tần số tim.
  • Giảm huyết áp.
  • Toan chuyển hoá.
  • Giảm bài niệu.
  • Nếu trong 24 giờ đầu thường do trẻ thiếu nước.

Xử trí

Cung câ’p dịch, nếu Na+ máu > 160mmol/l -> truyền dextrose theo công thức

Dịch không có muối:

{Na+ (bn) — 140}

X lít (5%) =———————————————— X 0,6 X p

140

P: Cân nặng bệnh nhân tính ra kg.

Bù một nửa số lượng trên tốc độ 30ml/giồ,

Xét nghiệm lại điện giải đồ để quyết định bù tiếp phần còn lài.

Chu ý: Nếu có triệu chứng của quá tải dịch, cần khống chế lượng natri đưa vào.

TĂNG NATRI MÁU VỚI TĂNG KHỐI LƯỢNG TUẦN HOÀN

Nguyên nhân

  • Truyền quá nhiều dịch đẳng trương hay ưu trương.
  • Có thể tăng natri máu và phù tăng lên khi trẻ đang được duy trì muối vì bị giảm cung lượng tim.

Lâm sàng

  • Tăng cân, phù.
  • Có thể tần số tim, HA và bài niệu bình thường nhưng tăng natri bài tiết.

Xử trí

  • Giảm lượng natri đưa vào.
  • Giảm tốc độ truyền cũng như nồng độ natri trong dịch truyền.
  • Nếu Na máu > 160mmol/l -> truyền glucose 10% theo công thức như trên.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận