Chẩn đoán và điều trị ngộ độc cấp thuốc chuột Trung Quốc ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

 

ĐẠI CƯƠNG

  • Ngộ độc cấp thuốc chuột Trung Quốc là loại ngộ độc thường gặp ở trẻ em.
  • Bản chất thuốc diệt chuột Trung Quốc được xác định là Triíluoroaxetamid và một số muối fluor khác, gây độc tế bào do ức chế chu trình Krebs làm giảm chuyển hoá glucose, giảm’ hô hấp tế bào, cạn kiệt năng lượng. Độc chất gây tổn thương đa cơ quan: não, tim, thận, cơ. Dạng thuốc có thể là nước hay dạng hạt gạo đỏ.
  • Nếu trẻ ăn lượng nhiều, xử trí không kịp thời có thể tử vong nhanh.
  • Nguyên nhân chủ yếu do vô ý của người lớn không thận trọng trong khi bảo quản và sử dụng thuốc để trẻ ăn phải thức ăn hoặc uống phải thuốc chuột Trung Quốc hoặc do dùng thuốc để tự tử, thường trẻ tuổi vị thành niên.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Sau khi ăn hoặc uống thuốc chuột Trung Quốc, tuỳ theo lượng uống, giai đoạn bệnh, cách xử trí mà có biểu hiện sau:

  • Giai đoạn tiềm tàng: 2 giờ – 15 giờ.
  • Giai đoạn toàn phát.

+ Nhẹ: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, sôi bụng, khát nước, giảm nhiệt độ, nhịp tim nhanh.

+ Vừa: trẻ hốt hoảng, tăng tiết dịch, thở nhanh, co rút, huyết áp giảm.

+ Nặng: co giật, co cứng cơ kiểu uốn ván, hôn mê, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, có thể block nhĩ thất, nhịp nhanh thất, rung thất, huyết áp hạ và ngừng tim.

Đái ít, nước tiểu đỏ, suy thận.

Xét nghiệm

  • Độc chất tìm thấy trong dịch dạ dày, máu, nước tiểu.
  • Điện giải đồ: thường có hạ calci máu, hạ natri máu.
  • Điện tâm đồ: có thể thấy thay đổi sóng T và ST, nghẽn nhĩ thất, nhịp nhanh thất, rung thất.

ĐIỀU TRỊ

Loại bỏ độc chất

  • Gây nôn: kích thích họng, uống xà phòng loãng hoặc nước muối đặc chất kích thích gây nôn.
  • Rửa dạ dày – ruột.

+ Thuốc tím 1/2000 – 1/500 dùng nhiều lần.

+ Nước sạch cho thêm muối ăn 5g/l lít.

+ Uống sữa, lòng trắng trứng, nước đậu xanh để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

+ Cho than hoạt: sau rửa dạ dày.

+ Thụt magie Sulfat, sorbitol.

Giải độc đặc hiệu

Thuốc ethanvivalium (dùng cho loại thuốc chuột fluor).

Liều: 0,1 – 0,3g/kg/ngày chia 4 lần.

  • Thuốc hỗ trợ: Co-enzym A có tác dụng khôi phục nhanh các tế bào bị tổn thương, đặc biệt tế bào thần kinh, adenosin-triphosphat (ATP): liều 20 – 40mcg (tiêm bắp).

Điều trị triệu chứng

  • Chống suy hô hấp: hút đờm dãi, thở oxy, hô hấp hỗ trợ khi có chỉ định.
  • Chống co giật: bằng seduxen 0,3mg/kg, tiêm TM hoặc hypnovel 0,2mg/kg, lần tiêm TM… Nếu không kết quả dùng thiopental.

+ Truyền dịch: tăng bài niệu, nâng huyết áp dùng natriclorua 0,9%, glucose 5%, ringerlactat.

+ Nếu HA hạ cho dopamin phối hợp với dobutanin liều 5 – 10mcg/kg/phút. + Điều trị rối loạn nhịp tim nếu có.

  • Điều chỉnh rối loạn điện giải: thường gặp hạ natri máu. Nếu natri máu < 120mmol/l kèm co giật cho dung dịch natriclorua 3% 10 – 12ml/kg truyền trong 4 giờ, sau xét nghiệm lại điện giải đồ để điều chỉnh tiếp.

+ Bù calciclorua hoặc calci gluconat truyền tĩnh mạch.

  • Hạ nhiệt độ: ủ ấm, truyền glucose tĩnh mạch.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận