Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị lồng ruột cấp ở trẻ bú mẹ

Chẩn đoán và điều trị lồng ruột cấp ở trẻ bú mẹ

Bệnh thường gặp ở tuổi từ 4 – 6 tháng (75%), tỉ lệ nam /nữ từ 3/2 – 2/1. Hay gặp ở trẻ bụ bẫm. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chẩn đoán gặp nhiều hơn ở mùa Đông, mùa Xuân.

LÂM SÀNG

Cơ năng

Khóc thét từng cơn. Bỏ bú.

  • Nôn vọt ra sữa hoặc dịch mật ở giai đoạn muộn.
  • Đại tiện phân có máu.

Thực thể

Sờ nắn bụng thấy khối lồng

Thăm trực tràng có máu, có thể sờ thấy khối lồng ở giai đoạn muộn.

Toàn thân

Mệt lả

XÉT NGHIỆM

Thụt đại tràng bằng barit: hình đáy chén hoặc càng cua.

Bơm hơi đại tràng: có hình ảnh tương tự.

Siêu âm: khi cắt ngang khối lồng tạo nên một hình ảnh trung tâm tăng âm và vùng ngoại vi giảm âm (hình bia bắn), khi cắt dọc, khối lồng có hình ảnh của bánh xăng uých.

CHẨN ĐOÁN

Đau bụng cơn + khối lồng.

Đau bụng cơn + hình ảnh: Xquang

Đau bụng cơn + siêu âm.

ĐIỀU TRỊ

Tháo lồng bằng hơi

Chỉ định

Cho tất cả các trường hợp lồng ruột không có biểu hiện viêm phúc mạc.

Kỹ thuật tiến hành

Bệnh nhân được tiền mê bằng aminazin và atropin. Đặt sonde Foley vào hậu môn. Bơm căng bóng. Nối sonde Foley với máy tháo lồng. Bơm hơi từ từ vào đại tràng với áp lực khống chế từ 80-100mmHg. Quan sát dưới màn huỳnh quang để theo dõi di chuyển của khối lồng. Bơm hơi cho đến khi tháo được lồng.

Các tiêu chuẩn của tháo lồng thành công bao gồm: hết hình ảnh khối lồng trên Xquang, hơi sang ruột non nhiều và dễ, khi bơm hơi thấy áp lực không tăng. Chụp 1 phim trước khi tháo lồng và 1 phim sau khi tháo lồng. Nếu bơm lần đầu không có kết quả, tạm nghỉ khoảng 5 phút và bơm lại lần hai. Nếu bơm lần hai thất bại có thể bơm thử lại lần ba. Nếu sau ba lần vẫn không tháo được thì chuyển mổ.

Mổ tháo lồng

Chỉ định cho các trường hợp tháo lồng bằng hơi thất bại hoặc lồng ruột đến muộn đã có biểu hiện viêm phúc mạc. Tháo lồng bằng tay nếu được, nếu không được phải cắt đoạn ruột cùng khối lồng. Nối ruột tận – tận nếu chưa có biểu hiện viêm phúc mạc, dẫn lưu hai đầu ruột ra ngoài nếu ruột hoại tử và có viêm phúc mạc nặng.

Theo dõi sau mổ

Sau mổ cần thử lại điện giải đồ, công thức máu, hematocrit. Bồi phụ nước điện giải và truyền dịch dựa theo nhu cầu hàng ngày và điều chỉnh theo kết quả xét nghiệm.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây