Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị hôn mê đái tháo đường nhiễm toan...

Chẩn đoán và điều trị hôn mê đái tháo đường nhiễm toan chuyển hóa ở trẻ em

Một biến chứng nghiêm trọng nhất do thiếu insulin. Tỷ lệ 25 – 50% bệnh nhân chẩn đoán đái tháo đường mới có hôn mê đái tháo đường nhiễm toan.

Cách tính bù dịch và điện giải trong hôn mê đái tháo đường nhiễm toan.

Giờ ml/kg/giờ Loại dịch
Thứ nhất 15 mĩ Nacl 0,9%
Thứ hai 10ml 3/4 NaCI 0,9% + 40 mEq KCI/I
Thứ ba – thứ tám 8ml 1/2 NaCI 0,9% + 30mEq KCI/I
Thứ 9 – thứ 24 5ml 1/4 NaCI 0,9% + 20 – 30mEq KCI/I

Cách tính bù dịch và điện giải trong hôn mê đái tháo đường nhiễm toan.

Giờ ml/kg/giờ Loại dịch
Thứ nhất 15 mĩ Nacl 0,9%
Thứ hai 10ml 3/4 NaCI 0,9% + 40 mEq KCI/I
Thứ ba – thứ tám 8ml 1/2 NaCI 0,9% + 30mEq KCI/I
Thứ 9 – thứ 24 5ml 1/4 NaCI 0,9% + 20 – 30mEq KCI/I.

CHẨN ĐOÁN HÔN MÊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NHIỄM TOAN CHUYỂN HOÁ

Lâm sàng

  • Trước khi bị hôn mê đái tháo đường nhiễm toan, bệnh nhân có triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều và đái nhiều, sau đó chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức từ lờ đờ đến hôn mê.

Kèm theo mất nước nặng, tụt huyết áp, rối loạn nhịp thở Kussmaul.

  • Khởi phát đột ngột với triệu chứng đái nhiều, ăn nhiều, uống nhiều và hôn mê.

Xét nghiệm

  • Đường máu > 15mmol/l (> 300mg/dl).
  • ĐGĐ có thể bình thường hoặc rối loạn điện giải.
  • Đo khí máu pH < 7,3; HCO~3 < 15mEq/l.
  • Đường niệu, ceton niệu (+).

ĐIỀU TRỊ hôn mê đái tháo đường nhiễm toan

Liệu pháp bù dịch và điện giải:

Được bù ngay những giờ đầu.

  • Dung dịch muối đẳng trương 0,9% hoặc ringer lactat, không cho kali ngay cho đến khi bệnh nhân bài tiết được nước tiểu và nồng độ kali được xác định.

Cách tính bù dịch và điện giải trong hôn mê đái tháo đường nhiễm toan.

Giờ ml/kg/giờ Loại dịch
Thứ nhất 15 ml Nacl 0,9%
Thứ hai 10ml 3/4 NaCI 0,9% + 40 mEq KCI/I
Thứ ba – thứ tám 8ml 1/2 NaCI 0,9% + 30mEq KCI/I
Thứ 9 – thứ 24 5ml 1/4 NaCI 0,9% + 20 – 30mEq KCI/I

Kali cho ngay khi trẻ có nước tiểu. Đối với những trường hợp mất nước, K+ pha vào dịch truyền với tỷ lệ 20 – 40mmol/l.

Tổng số K+ thiếu của bệnh nhân không bù đủ ngay trong 24 giờ đầu mà phải bổ sung bằng đường uống trong vài ngày tiếp theo.

Liệu pháp insulin

  • Liều insulin thường 0,1 đv/kg/giờ pha với huyết thanh mặn 0,9% (1 đv insulin + lml NaCl 0,9%) bơm truyền tĩnh mạch chậm. Kiểm soát đường máu 1 giờ/1 lần. Điều trị trên sau 2 giờ không kết quả có thể bệnh nhân kháng insulin và liều insulin phải tăng lên 0,2 đv/kg/giờ cho đến khi đạt được sự cải thiện tình trạng tăng đường máu của bệnh nhân.

Khi đường máu giảm xuống 10mmol/l (180 – 200mg/dl) cho truyền tĩnh mạch dung dịch đường 5%. Liệu pháp insulin tiếp tục cho đến khi đường máu trở về bình thường, bệnh nhân tỉnh, ăn được, tình trạng nhiễm toan không còn, pH > 7,3 và bicarbonat > 15mEq/l bệnh nhân sẽ được tiêm insulin thường 0,25đv/kg/ 4-6 giờ/1 lần trong 24 giờ tiếp theo. Sau đó mới sử dụng tiêm kết hợp insulin thường và bán chậm.

  • Trong trường hợp hôn mê đái tháo đường nhiễm toan nhẹ, mất nước nhẹ: tiêm insulin thường dưới da 0,25đv/kg/4-6 giờ/1 lần, không cần bù dịch bằng đường truyền.

Điều trị nhiễm toan chuyển hoá trong hôn mê đái tháo đường nhiễm toan

  • Chỉ bổ sung bicarbonat 2mmol/kg khi pH< 7,1
  • Liệu pháp bicarbonat sẽ dừng sớm chừng nào khi HC03 đạt 15mEq/l, thậm chí số bù bicarbonat còn chưa được dùng hết.

Các theo dõi khác

  • Lâm sàng: mạch, huyết áp, tinh thần, tình trạng mất nước, lượng dịch vào và ra.
  • Xét nghiệm:

+ Đường máu 1 giờ/1 lần cho đến khi trẻ thoát hôn mê, sau đó đường máu 4 mẫu/ngày (ngay trước khi ăn sáng, trước bữa ăn trưa, trước bữa ăn chiều và 2 giờ sáng).

+ Đường niệu và ceton niệu hàng ngày cho đến khi ceton niệu (-).

+ Điện giải đồ, khí máu, urê và creatinin máu.

– Theo dõi khác:

+ Phát hiện sớm các nhiễm trùng kèm theo để điều trị kịp thời.

+ Khi trẻ tỉnh hết nôn cho trẻ ăn trở lại như uống sữa không đường hoặc ăn cháo.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây