Chẩn đoán và điều trị hội chứng thận hư tiên phát kháng STEROID ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Thận hư kháng corticoid chiếm khoảng 12 – 14% số bệnh nhân thận hư tiên phát.

Điều trị khó khăn, kéo dài dễ phát sinh các biến chứng: cao huyết áp, giữ nước, giảm nặng áp lực keo, rối loạn nước điện giải, suy thận.

CHẨN ĐOÁN

  • Thận hư tiên phát.
  • Đã điều trị liều tấn công (prednisolon 2mg/kg/24 giờ) trong 6 tuần liền bệnh nhân không hết phù, protein niệu còn trên 40mg/kg/24giờ.

ĐIỀU TRỊ

Chế độ ăn và chăm sóc

Như với HCTH tiên phát và chú ý thêm:

  • Glucid: hạn chế vì thúc đẩy rối loạn lipid, dùng dạng tinh bột hoặc dextran, maltose.
  • Hạn chế nước khi phù to, cung cấp NaCl liều nhỏ.

Điều trị triệu chứng

  • Khi có dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn (thường do giảm áp lực keo):

+ Plasma tươi cùng nhóm X 20ml/kg/lần, hoặc:

+ Albumin human 20% X 2ml/kg/lần.

  • Thuốc lợi tiểu: phối hợp furosemid với spironolacton 2mg/kg/24giờ (khi có dấu hiệu tăng aldosterol thứ phát) X 7 – 10 ngày trong 1 đợt.
  • Heparin 200 – 300 đv/kg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch chậm (sáng: 9 giờ; chiều: 14 giờ) đề phòng huyết khối, nghẽn mạch cùng các tác dụng khác của

Xét nghiệm:

+ Các yếu tố đông máu trước tiêm.

+ Làm Lee White 3 ngày – 1 tuần/lần.

Khi thời gian Lee White > 30 phút thì ngừng thuốc.

  • Thuốc hạ áp (khi có cao huyết áp)

+ Nhóm p blocker: propranolol lmg/kg/24giờ, chia 2 lần.

+ Nhóm ức chế men chuyển: captopril 2mg/kg/24giờ, chia 2 lần, captopril còn có tác dụng giảm protein niệu.

+ Nhóm chẹn kênh calci: adalat 0,25mg/kg/lần, ngậm dưới lưỡi 2-3 lần/ngày hoặc loại chậm Amlor liều lượng 0,2 – 0,30mg/kg/ngày.

  • Kháng sinh: khi có biểu hiện nhiễm trùng.
  • Điều trị tăng lipid máu: nếu có điều kiện.

Apotex (Gempibrozil) viên nang 300mg X 3 viên/24giờ, chia 2 lần.

Glucocorticoid và thuốc ức chế miễn dịch

  • Điều trị liều cao methylprednisolon 30mg/kg/lần (không quá 1000mg) truyền tĩnh mạch không quá 50 phút, cách 2-3 ngày/lần X 6 lần. Đánh giá kết quả để chỉ định tiếp (khi cần) (theo phương pháp S.A. Mendozza và B.M. Tune).
  • Cyclophosphamid (Endoxan)

Uống 2,5mg/kg/24giờ X 2 – 3 tháng hoặc liều cao 10mg/kg/lần X 2 lần/tuần.

Theo dõi công thức máu 2 tuần/lần, nếu BC < 4000 thì ngừng thuốc.

Hoặc:

  • Azathioprin: 1mg/kg/24 giờ X 2 – 3 tháng hoặc hơn. Hoặc:
  • Cyclosporin (Neoral): 6mg/kg/24 giờ chia 2 lần hoặc Cellcest 1500mg/m2/ngày và không quá liều lượng này.

Hướng dẫn khi xuất viện

  • Có thuyên giảm cho xuất viện hẹn kiểm tra theo dõi hàng tháng.
  • Khi nằm nội trú quá lâu (> 2 tháng), dù có thuyên giảm hay không rõ vẫn để bệnh nhân về theo dõi và điều trị tiếp ngoại trú.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận