Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị giảm Natri máu sơ sinh

Chẩn đoán và điều trị giảm Natri máu sơ sinh

Gọi là giảm natri máu khi Na+ máu < 125mmol/l

CHẨN ĐOÁN

Giảm Na+ máu kết hợp với giảm khối lượng tuần hoàn

– Lâm sàng:

Giảm cân nặng, có dấu hiệu mất nước, Casper (+), tăng nhịp tim; nếu do chức năng thận chưa hoàn chỉnh -» giảm bài niệu, tăng tỷ trọng nước tiểu.

– Xét nghiệm:

+ Na* máu < 135mmol/l + Toan chuyển hoá.

Giảm Na+ máu nhưng khối lượng tuần hoàn bình thường

  • Tăng cân không có phù.
  • Tăng bài niệu, tỷ trọng nước tiểu giảm (nếu truyền quá nhiều dịch).
  • Nếu có SIADH -> giảm bài niệu, tăng tỷ trọng nước tiểu, bài niệu natri qua nước tiểu.

ĐIỀU TRỊ

Cấp tính

Bù Na+ (khi Na+ máu < 120mmol/l) bằng NaCl 3% – 12ml/kg. Tính tổng số mEq thiếu theo công thức:

X (mEq) = 135 – Na (bn) X p (kg) X 0,6

Chú ý: Chỉ bù 1/2 số mEq thiếu trong 12 – 24 giờ đầu. Bắt đầu bằng bơm tĩnh mạch chậm NaCl 3% (1/3 số mEq thiếu) trong 30 phút, số còn lại duy trì trong dịch truyền.

Nếu do thừa nước

Cần giới hạn dịch truyền tối 20ml/kg, làm lại điện giải đồ sau 6-8 giò.

Nếu do không đủ nhu cầu natri

Cần cung cấp thêm cho trẻ đẻ thường: 2 – 4mEq/kg/ngày. Trẻ đẻ non cần cao hơn.

Giảm Na+ máu do mất muối (ỉa chảy)

  • Tìm nguyên nhân.
  • Cung cấp Na+ theo điện giải đồ (công thức tính như trên). Khi Na từ 120-125mEq/l, dùng NaCl 9%0 để bù và chỉ bù 1/2 lượng mEq thiếu rồi cho thử lại điện giải đồ.
    • Mất Na+ do dùng thuốc
  • Do lasix: bù bằng đường uống lmEq X 3 lần (15mEq/ngày)
  • Do indomethacin: giới hạn dịch truyền.
    • Hội chứng SIADH

Giới hạn dịch truyền 40 – 60ml/kg Theo dõi số lượng nước tiểu Furocemid.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây