Chẩn đoán và điều trị bướu cổ đơn thuần ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích, lan toả hay khu trú, không kèm theo tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp; bán cấp; mạn tính hoặc ác tính.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm sau:

Lâm sàng

Phân loại bướu cổ theo WHO.

  • Độ 1:
  1. Sờ thấy, không nhìn thấy bướu cổ ở tư thế bình thường
  2. Sờ thấy, nhìn thấy ở tư thế ngửa cổ.
  • Độ 2: Sờ thấy, nhìn thấy bướu cổ ở tư thế bình thường.
  • Độ 3: Bướu rất to.
  • Triệu chứng lâm sàng tuỳ theo độ to của bướu, bướu cổ to có thể gây khó thở; khó nuốt.
  • Bướu cổ đơn thuần thường to vừa, lan toả, mềm, đôi khi có thể có nhân.
  • Không có biểu hiện suy hay cường giáp trạng: chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, tinh thần bình thường.
  • Không có biểu hiện viêm cấp; bán cấp; mạn tính hoặc ung thư tuyến giáp.

Xét nghiệm

T3 – T4: bình thường (T3 = 1 – 3nmol/l, T4 = 50 – 150nmol/lít).

TSH: bình thường (1-6 fxUI/ml).

Chẩn đoán hình ảnh: ghi hình hoặc siêu âm tuyến giáp thấy kích thước tuyến giáp to hơn bình thường, phát hiện các nhân hoặc nang tuyến giáp.

Xquang: tuổi xương phù hợp với tuổi thực.

Điện tâm đồ bình thường.

ĐIỀU TRỊ

Nội khoa

Ăn muối iod: bướu cổ nhỏ (độ la) chỉ cần ăn muối iod trong 3 tháng nếu bướu cổ to lên sẽ dùng hormon tuyến giáp để điều trị.

Dùng hormon giáp trạng (T4) cho bệnh nhân có bướu cổ từ độ lb trở lên. Hormon giáp trạng (T4): (Levo thyroxin; thyrax, belthyrox): 50 – 100pg/ngày, thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm. Ngừng thuốc khi bướu cổ nhỏ lại.

Ngoại khoa

Chỉ định điều trị ngoại khoa trong các trường hợp sau:

Bướu cổ to gây chèn ép.

Bướu nhân.

Bướu to độ 3.

Sau 2 năm điều trị bướu cổ to lên.

Hướng dẫn theo dõi điều trị tại nhà

Sử dụng thuốc đúng liều và đúng thời gian.

Khám định kỳ: năm đầu 3 tháng 1 lần; năm sau 6 tháng 1 lần.

Theo dõi phát hiện dấu hiệu cường giáp.

PHÒNG BỆNH

Bướu cổ đơn thuần là bệnh có thể phòng được bằng các biện pháp:

  • Ăn muối iod thường xuyên đặc biệt là vùng núi đá vôi, địa phương sử dụng nước mưa để ăn.

Ăn thức ăn giàu iod.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận