Trang chủBệnh nhi khoaChăm sóc theo dõi bệnh nhân sau gây mê ở trẻ em

Chăm sóc theo dõi bệnh nhân sau gây mê ở trẻ em

Bệnh nhân sau mổ, ít nhiều còn tác dụng của các thuốc gây mê nên:

  • Ý thức bệnh nhân chưa trở lại bình thường.
  • Mọi chức năng hô hấp, tuần hoàn… còn nhiều nguy cơ.
  • Bệnh nhân cần được theo dõi chăm sóc thật cẩn thận từ phòng mổ đến phòng hồi tỉnh.

Những vẫn đề cần chú ý sau:

BỆNH NHÂN CHUYỂN TỪ PHÒNG Mổ RA PHÒNG HỒI TỈNH

Tiêu chuẩn

Tinh thần: bệnh nhân tỉnh mở mắt, khóc hoặc cấu véo biết đau.

Hô hấp: thở đều, thở sâu, Sp02 > 95%.

Tuần hoàn: HA bình thường, mạch quay đều rõ.

Tư thế vận chuyển bệnh nhân

Không được thay đổi tư thế đột ngột.

Bê bệnh nhân nhẹ nhàng từ bàn mổ sang cáng.

Đầu hơi ngả phía sau và nghiêng đầu về một phía.

Bác sĩ gây mê và y tá phụ mê chuyển bệnh nhân.

Khi chuyển bệnh nhân quan sát nhịp thở và tình trạng chung.

Bệnh nhân đưa ra phòng hồi tỉnh

Giường bệnh nhân phải chuẩn bị chu đáo, đệm ga hoặc chiếu, chăn, gối kê vai, túi chườm khi cần thiết…

Có đủ các phương tiện cấp cứu: bóng bóp, đèn NKQ, ống NKQ, sonde hút, thuốc cấp cứu…

Tư thế, bệnh nhân như khi vận chuyển bệnh nhân.

Cho bệnh nhân thở oxy

Cặp nhiệt độ, lấy mạch ngay.

Người phụ mê:

+ Hoàn thành bảng gây mê hồi sức đầy đủ.

+ Bàn giao cụ thể tình trạng bệnh nhân trong quá trình mổ và gây mê, các xét nghiệm nếu có, thuốc, dịch truyền… để y tá ở phòng hồi tỉnh nắm được nhất là những bệnh nhân mổ nặng.

Y tá phòng hồi tỉnh theo dõi bệnh nhân và cho điểm theo tiêu chuẩn sau.

  • Tinh thần                                                                                                   Điểm

+ Tỉnh tự nhiên, mở mắt, khóc to                                                                     2đ

+ Kích thích mở mắt, khóc                                                                               1đ

+ Kích thích không đáp ứng                                                                             0đ

  • Hô hấp

+ Tần số thở lần/phút bình thường, thở đều, thở sâu                                        2đ

Sp02 >95%.

+ Thở yếu, thở rít hoặc thở ngáy Sp02 <95%                                                    1đ

+ Ngừng thở, thở ngắt quãng                                                                             0đ

  • Tuần hoàn

+ Mạch quay số lần/phút bình thường, huyết áp bình                                       2đ

thường hoặc nhỏ hơn 20% so với trước mổ.

+ Mạch quay nhanh nhỏ hơn 50% so với trước mổ.                                          1đ

+ Mạch quay khó bắt, hoặc không bắt được, HA giảm                                       0đ

60% so với trước mổ.

– Vận động

+ Cử động tự nhiên                                                                                              2đ

+ Cử động khi kích thích                                                                                     1đ

+ Không cử động khi kích thích                                                                           0đ

– Sonde dẫn lưu (nếu có): số lượng ml, màu sắc.

Nước tiểu: số lượng ml, nếu không có sonde dẫn lưu nước tiểu thì theo dõi số lần đái, số lượng khoảng?

Tình trạng đau của bệnh nhân báo cáo bác sĩ cho thuốc giảm đau kịp thời.

Theo dõi ghi chép đầy đủ chú ý trong 2 giờ đầu.

+ 30 phút /lần đối với bệnh nhân mổ bình thường.

+ 10-15 phút /lần đối với bệnh nhân mổ nặng.

Thực hiện y lệnh thuốc dịch truyền sau mổ.

Tóm lại:

Đánh giá tình trạng bệnh nhân, những diễn biến đặc biệt báo bác sĩ gây mê hồi sức để xử lý kịp thời.

BỆNH NHÂN CHUYỂN LÊN KHOA NGOẠI

Bệnh nhân tỉnh hoàn toàn: khóc, gọi, hỏi biết.

Thở tốt, thở đều và thở sâu Sp02 > 96%.

Tuần hoàn: mạch, huyết áp bình thường.

Nhiệt độ bình thường hoặc < 38°c.

  • Y tá phòng hồi tỉnh có sổ bàn giao cụ thể cho y tá khoa ngoại tình trạng từng bệnh nhân, các y lệnh đã thực hiện và chưa thực hiện, các xét nghiệm (nếu có) để tiếp tục theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây