Trang chủBệnh ngoại khoaPhác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vỡ tá tràng

Phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vỡ tá tràng

CHẨN ĐOÁN

  1. Hỏi kỹ cơ chế chấn thương :

Lực chấn thương tác động trực tiếp vùng thượng vị

  1. Chụp phim bụng không chuẩn bị :

Hình hơi bất thường cạnh tá tràng và quanh thận (P)

  1. * Siêu âm bụng

Nghi ngờ khi có khối tụ dịch vùng hông (P)

  1. Scanner

Chụp cắt lớp bụng có cản quang tĩnh mạch có giá trị chẩn đoán cao nếu tình trạng bệnh nhân cho phép.

  1. Thám sát ổ bụng :

Mở bụng khi các biện pháp trên không chứng minh được thương tổn, lâm sàng không biểu hiện rỏ VPM, bệnh nhân vẫn còn đau bụng dai dẳng hay gia tăng kéo dài hơn 6 giờ từ khi bị tai nạn, đặc biệt khi có chướng bụng, hội chứng nhiễm trùng như sốt cao, tăng bạch cầu hay tăng amylase máu.

  1. Thám sát khung tá tràng và tụy
  • Bộc lộ toàn bộ khung tá tràng. Thám sát toàn bộ mặt trước và mặt sau tá tràng. Mở hậu cung mạc nối để thám sát toàn bộ mặt trước tụy.
  • Khi nghi ngờ tổn thương quá nhỏ có thể bơm xanh methylen qua ống thông mũi dạ dày để kiểm
  • Cần đánh giá thương tổn tá tràng và tụy: tụ máu, rách vỡ, vị trí, mức độ mất tổ chức, thương tổn ống mật chủ, bóng Vater, ống Wirsung.

PHÂN ĐỘ VỠ TÁ TRÀNG

(theo Hiệp hội chấn thương Hoa kỳ – 1990)

Độ Kiểu tổn thương Mô tả thương tổn
 

I

Tụ máu

Rách

Chỉ 1 đoạn tá tràng Chưa thủng thành TT
II Tụ máu Trên 1 đoạn tá tràng
  Rách Thủng, vỡ   50% chu vi
 

III

Rách Thủng, vỡ 50-75% chu vi D2 50-100% chu vi D1, D3, D4
 

IV

Rách Thủng, vỡ   75% chu vi D2 Tổn thương bóng Vater/OMC
 

V

Rách

Mạch máu

Vỡ khối tá tụy

Mất mạch máu nuôi tá tràng

ĐIỀU TRỊ PHẨU THUẬT

  1. Tổn thương độ I:

Khâu kín thương tổn tá tràng + giải áp qua ống thông mũi – dạ dày.

  1. Tổn thương độ II:

Khâu kín thương tổn tá tràng + giải áp qua ống thông mũi – dạ dày + giảm áp tá tràng qua ống mở thông dạ dày hoặc qua hổng tràng ra da.

  1. Thương tổn độ III

+ Nối tá hổng tràng kiểu Roux-en-Y

+ Hoặc khâu tá tràng + loại trừ môn vị + nối vị tràng

* giảm áp tá tràng qua lổ mở thông hổng tràng ra da.

  1. Thương tổn độ IV
    • Khâu tá tràng, khâu OMC với dẫn lưu T đặt qua nhú Vater hoặc nối mật – ruột. Nếu không thể sửa chữa được thương tổn đường mật, có thể thắt lại và nối mật ruột trong lần mổ
    • Nối tá – hổng tràng kiểu Roux-en-Y nếu mất nhiều tổ chức tá tràng dẫn lưu đường mật.
  2. Thương tổn độ V
    • Vỡ nát khung tá tràng : cắt lọc tá tràng bảo tồn đầu tụy + nối đầu tụy với quay hổng tràng kiểu Roux-en-Y
    • Vỡ tá tràng + vỡ móc tụy không tổn thương ống mật tụy : nối tá hổng tràng kiểu Roux-en-Y + khâu tụy
    • Vỡ tá tràng đầu tụy phức tạp có tổn thương ống mật tụy : cắt khối tá tụy.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý

  • Không DL trực tiếp qua đường khâu thương tổn tá tràng.
  • Không khâu tổn thương tá tràng và nối vị tràng kiểu quay đơn thuần, đặc biệt là nối trước mạc treo Đại tràng ngang gây ứ đọng nhiều ở khung tá tràng.
  • Nếu nối vị tràng thì phải loại trừ môn vị
  • Trong trường hộp loại trừ môn vị nên nối vị tràng kiểu Roux-en-Y
  • Khi không đủ khả năng và điều kiện để xứ trí thương tổn tá tràng, nên xử trí tạm thời như cầm máu, khâu tạm chổ vỡ tá tràng và chuyển tuyến trên ngay với mô tả chi tiết đầy đủ.
  • Đặt ống hút giảm áp từ hổng tràng ngược lên khung tá tràng thường khó khăn do chổ gập góc Treitz và hiệu quả hút thường không
  • Đặt ống nuôi ăn hổng tràng là cần thiết trong những trường hợp nặng, phức tạp, mổ lại lần thứ 2.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây