Lồng ruột cấp ở nhũ nhi

Bệnh ngoại khoa

Là trạng thái bệnh lý được tạo nên do một đoạn ruột chui vào đoạn ruột kế cận tạo nên một hội chứng tắc ruột theo hai cơ chế bít nút và thắt nghẽn.

1. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng: thường ở trẻ nam, bụ bẩm, 3-9 tháng tuổi. Khóc thét từng cơn do đau bụng.

Bỏ bú.

Nôn sớm ra thức ăn vừa bú, muộn hơn là nôn ra thức ăn đã tiêu hóa.  Tiêu máu mũi nhày: sau đau bụng 6-12 giờ.

Khối lồng: bầu dục, chắc, di động dọc theo khung đại tràng, có phản ứng thành bụng khi sờ chạm.

Thăm trực tràng hoặc đặt thông trực tràng: máu theo gant hoặc không.

Cận lâm sàng

Siêu âm: Có giá trị chẩn đoán

Trên diện cắt ngang: hình bia với vùng trung tâm tăng âm và ngoại vi giảm âm.

Trên diện cắt dọc: hình Sandwich.

Chẩn đoán phân biệt

  • Lỵ: khi trẻ có tiêu máu.

Hiếm gặp ở nhũ nhi, chỉ có thể lầm với thể lồng bán cấp ở trẻ lớn.  Ít khi có nôn, có quấy khóc nhưng không thành cơn và không bỏ bú.

  • Tắc ruột do giun: với bệnh cảnh tắc ruột và sờ thấy búi giun làm nhầm lẫn với u lồng.

Hiếm xảy ra tắc ruột do giun ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Không có tiêu máu mũi nhày.

U sờ thấy quanh rốn, mềm và lỗn nhổn những lằn của giun.  X-quang hoặc siêu âm giúp loại trừ chẩn đoán.

2. ĐIỀU TRỊ

Tháo lồng không mổ bằng nước: thực hiện càng sớm càng tốt

Chống chỉ định:

Đến muộn sau 48 giờ.

Toàn trạng xấu hay có sốc.

Đã có biến chứng: thủng ruột, tắc ruột hoàn toàn thể hiện trên lâm sàng cũng như x-quang.

Lồng ruột tái phát nhiều lần.

Thực hiện:

Đặt thông dạ dày. Tiền mê, chống co thắt.

Tháo lồng bằng nước dưới hướng dẫn của siêu âm.  Không tháo quá 3 lần.

Sau tháo lồng:

Bỏ thông dạ dày, thông hậu môn khi bé tỉnh hẳn.  Bắt đầu bú lại 3 giờ sau khi tháo lồng.

Phẩu thuật: khi có chống chỉ định của tháo lồng bằng nước hay tháo lồng bằng nước thất bại.

Chuẩn bị trước mổ:

Bù nước điện giải và thăng bằng kiềm toan.  Đặt thông dạ dày.

Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng.

Đường mổ:

Đường mổ ngang trên rốn bên phải: vị trí lồng ở đại tràng phải trên siêu âm.

Đường trắng giữa: vị trí lồng ở đại tràng trái hay chưa xác định được vị trí rõ ràng trước mổ.

Xử trí lồng

Khối lồng chưa hoại tử: tháo lồng bằng tay, tùy thuộc vào thương tổn của ruột tháo mà cắt nối ruột hay chỉ đắp ấm đơn thuần.

Khối lồng đã hoại tử: cắt nối ruột lấy cả khối lồng.

Hậu phẫu:

Tiếp tục bù nước điện giải.

Kháng sinh.

Thông dạ dày được lấy đi khi bắt đầu có nhu động ruột (thường sau 48 giờ).

Ăn uống đường miệng thực hiện ngay sau khi thông dạ dày được rút bỏ trong trường hợp chỉ tháo lồng đơn thuần, trường hợp có cắt nối ruột thì bắt đầu lại vào ngày hậu phẫu thứ 4.

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận