Chẩn đoán và điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi

Bệnh ngoại khoa

Vùng liên mấu chuyển xương đùi là vùng giữa hai mấu chuyển lớn và nhỏ, hoàn toàn là xương xốp. Phần đông các tác giả đồng ý nới rộng vùng liên mấu chuyển xuống 2,5cm dưới mấu chuyển nhỏ và 5cm dưới mấu chuyển lớn. Tất cả đường gãy xương nằm trong vùng này được gọi là gãy liên mấu chuyển xương đùi

1. Chẩn đoán

Lâm sàng:

  • Đau và mất cơ năng là điểm đặc trưng thường gặp
  • Chân ngắn và xoay ngoài hoặc xoay trong nếu gãy có di lệch.
  • Vùng gốc đùi sưng lớn, có vết bầm tím và đau chói.
  • Có thể gây sốc do đau và mất máu.

X-quang :

  • X-quang xương chậu thẳng và khớp háng nghiêng để xác định chẩn đoán.
  • Những yếu tố cần xem xét là: góc cổ-thân, gãy vụn, tình trạng loãng xương.

2. Phân loại

Phân loại Evans:

  • Loai I : gãy 2 mảnh không di lệch.
  • Loại II : gãy 2 mảnh có di lệch.
  • Loại III : gãy 3 mảnh mất trụ chịu lực sau ngoài do mảnh gãy mấu chuyển lớn di lệch.
  • Loại IV : gãy 3 mảnh mất trụ chịu lực sau trong do di lệch mảnh gãy mấu chuyển bé hoặc gãy cung cổ- thân.
  • Loại V : gãy 4 mảnh mất trụ chịu lực sau ngoài và sau trong ( kết hợp loại III và loại IV )
  • Loại R ( Reversed ) : Đường gãy từ mấu chuyển bé hướng xuống dưới –ra ngoài ( ngược với 5 loại trên : đường gãy từ mấu chuyển bé hướng lên trên-ra ngoài )

3.  Điều trị

Điều trị bảo tồn :

phân loại gãy liên mấu chuyển xương đùi theo Evans

  • Bó bột chống xoay hay kéo xương liên tục trên khung Braun dạng khớp háng 45otrong 3-4 tuần  cho các trường hợp gãy liên mấu chuyển không di lệch hoặc khe gãy nhỏ hơn 04mm.

– Cần lưu ý các biến chứng của phương pháp điều trị bảo tồn này do nằm lâu như viêm phổi , loét, nhiểm trùng tiểu, các bệnh nội khoa sẳn có nặng lên…

Điều trị phẫu thuật:

  • Phần lớn các trường hợp gãy liên mấu chuyển được phẩu thuật kết hợp xương bằng nẹp ốc nén ép trượt DHS,
  • Trong một số trường hợp  gãy liên mấu chuyển ở người lớn tuổi, xương loãng, có thể KHX bằng bất động ngoài qua C-arm.

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận