Lách To – Triệu chứng, nguyên nhân

Bệnh máu

GIÁ TRỊ TRIỆU CHỨNG HỌC CỦA LÁCH TO: tăng thể tích lách thấy trong một số lớn các bệnh cấp tính và mạn tính có bản chất rất khác nhau. Nếu nguyên nhân gây ra lách to chưa sáng tỏ thì cần phải làm xét nghiệm huyết học đầy đủ (bao gồm cả đếm hồng cầu lưới)

  • Nếu bệnh nhân bị sốt, thì hướng chẩn đoán về các bệnh sau: sất thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, bệnh do brucella, bệnh do ký sinh vật (đặc biệt là bệnh sốt rét hoặc do leishmania). Cũng phải nghĩ tới cả lao cấp tính, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh máu ác tính (ví dụ bệnh bạch cầu cấp).
  • Nếu thấy sưng hạch bạch huyết nông và/hoặc huyết đồ không bình thường: làm các xét nghiệm bổ sung để phát hiện bệnh bạch cầu lympho, hội chứng sinh sản tủy xương, bệnh Hodgkin, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh lao lách-hạch, bệnh sarcoid, ..V.V
HỘI CHỨNG BANTI

(Tăng áp tĩnh mạch cửa)

Xơ gan

Huyết khối hoặc chèn ép tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch lách Suy tim phải

CÁC BÊNH NHIỄM KHUẨN Cấp tính và bán cấp

–  nhiễm khuẩn huyết

–  bệnh sốt vẹt

–  bệnh sốt thương hàn

– viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp.

–  viêm gan do vlrus

–  tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

–  nhiễm virus cự bào, V..V…

Mạn tính

–  lao kê

–  bệnh do brucella

–  bệnh giang mai

–  bệnh sốt rét

–  bệnh do leishmanla (kala-azar)

–  bệnh do trypanosoma

–  bệnh sán máng

–  bệnh nấm histoplasma

TĂNG SẢN LÁCH Thiếu máu tan máu mạn tính: bệnh hổng cầu hình cầu di truyền, bệnh hổng cầu hình bầu dục, giảm sút enzym.

Bệnh hemoglobln, bệnh thiếu máu vùng biển Đa hổng cầu huyết nguyên phát

Thiếu máu mạn tính không tan máu hoặc tan máu vừa phải Dị sản tuỳ xương, xơ tủy xương.

Tăng nguyên hổng cầu phôi thai

Thiếu máu giảm sắc mạn tính

Ban xuất huyết giảm tiểu cẩu Werlhof.

Bệnh Basedovv

UNG THƯ Bệnh Hodgkin và u lympho không phải hodgkin Bệnh bạch cầu, nhất là bệnh bạch cầu mạn tính Đa u tủy xương Tăng mô bào X
CÁC BÊNH MIỄN DỊCH-VIÊM Viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng Felty Lupus ban đỏ rải rác và các bệnh tạo keo khác Bệnh sarcoid. Thoái hoá dạng tinh bột
BÊNH TÍCH TU LIPID Ở MÔ LƯỞI Bệnh mucopolysaccharid

Bệnh Gaucher. Bệnh Niemann-Pick.

CÁC BỆNH KHÁC Lipid huyết đái tháo đường

U nang ký sinh vật, u nang dạng biểu bì, bọc nang sán Giả u nang, tụ máu trong lách.

Khối u lành tính: u mạch máu, u bạch huyết, u xơ.

Khối u ác tính tiên phát hoăc di căn

  • Nếu có xuất huyết đường tiêu hoá, thì chẩn đoán hướng về xơ gan với tăng áp tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch lách, hội chứng Banti.
  • Nếu thấy vàng da: thì nghĩ tới: vàng da tan máu bẩm sinh, vàng da tan máu mắc phải, hemoglobulin niệu kịch phát do lạnh.
  • Nếu bệnh nhân da nhợt nhạt: nghĩ tối bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính, thiếu máu Biermer.
  • Nếu bệnh nhân đỏ da quá: có thể là bệnh đa hồng cầu huyết nguyên phát.
  • Nếu chụp nhấp nháy lách thấy có lỗ hổng: có thể là hình ảnh u nang sán ở lách, bệnh máu ác tính, khối u, apxe, hoặc nhồi máu trong lách.
  • Lách đồ: trong bối cảnh lâm sàng với đặc điểm lách to tiến triển, với các triệu chứng toàn thân nặng, đau ở vùng lách và giảm tế bào nặng ở máu ngoại vi (giảm bạch cầu hạt trung tính và/hoặc giảm tiểu cầu, thiếu máu tuy hiếm), thì có thể phải chọc hút lách hoặc phẫu thuật cắt bỏ lách để nghiên cứu tế bào học (gọi là lách đồ) và cả nghiên cứu vi khuẩn học trong mô lách. Chống chỉ định phương pháp xét nghiệm này trong những trường hợp tăng áp tĩnh mạch cửa, có u nang sán trong lách, và bệnh nhân bị những rối loạn đông máu.

ƯU NĂNG LÁCH: thuật ngữ này được sử dụng để chỉ vai trò quan trọng của yếu tố lách to (dù do nguồn gốc nào) khi thấy xuất hiện tình trạng giảm tế bào nặng trong máu ngoại vi (giảm bạch cầu hạt trung tính và/hoặc giảm tiểu cầu, thiếu máu hiếm thấy hơn). Với phương pháp đồng vị phóng xạ, có thể nghiên cứu động học của các bạch cầu hạt, tiểu cầu và hồng cầu nhằm chứng minh rằng những yếu tố tế bào này lúc đầu tăng đình lưu ở trong mô lách. Giảm tế bào trong máu ngoại vi nếu thật sự là do lách to gây ra, thì thường sẽ khỏi sau khi làm phẫu thuật cắt lách

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận