CHỈ ĐỊNH GẠN TÁCH THÀNH PHẦN MÁU TRONG ĐIỀU TRỊ

Bệnh máu

1. ĐẠI CƯƠNG

Gạn tách thành phần máu là một phương pháp được sử dụng điều trị nhiều bệnh lý và hội chứng khác nhau trong y học. Phương pháp gạn tách thành phần máu điều trị (Therapeutic apheresis) được thực hiện nhằm loại bỏ một hoặc nhiều thành phần bất thường trong máu người bệnh qua đó điều trị, cải thiện tình trạng nặng của bệnh.

2.   CHỈ ĐỊNH GẠN TÁCH THÀNH PHẦN MÁU ĐIỀU TRỊ

Trao đổi huyết tương điều trị (Therapeutic plasma exchange – TPE) Loại bỏ lượng lớn huyết tương người bệnh và thay thế bằng một dịch thích hợp.

Chỉ định:

a.   Bệnh lý huyết học

  • Hội chứng tăng cao độ nhớt huyết tương: Bệnh Waldenstrom, bệnh đa u tủy xương;
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối;
  • Kháng thể miễn chống hồng cầu trong quá trình mang thai;
  • Hội chứng tăng urê huyết tán;
  • Ghép tủy không tương thích nhóm máu hệ ABO;
  • Tăng globulin ngưng kết lạnh (cryoglobulinemia);
  • Tự kháng thể chống tế bào chất bạch cầu hạt trung tính;
  • Giảm kháng thể chống HLA trong ghép tế bào gốc đồng loạ

b.   Bệnh lý khác

  • Bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis);
  • Hội chứng Guillain-Barré cấp tính;
  • Viêm đa dây thần kinh tiêu myelin cấp và mạn tính;
  • Bệnh đa xơ cứng;
  • Viêm não Rasmussen, múa giật Sydenham;
  • Viêm cầu thận tiến triển liên quan phức hợp kháng nguyên-kháng thể;
  • Hội chứng Goodpasture, U bạch cầu hạt Wegener;
  • Viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ hệ thống;
  • Bệnh tăng cholesterol máu gia đình typ II đồng hợp tử; tăng acid phytanic…

2.2.    Gạn tách tế bào máu điều trị (Therapeutic cell depletion)

Loại bỏ một lượng lớn các tế bào cao bất thường trong máu, ngăn ngừa biến chứng huyết khối, tắc mạch, hội chứng tiêu khối u…

Chỉ định:

  • Bạch cầu cao hơn 100 G/L:
  • Tiểu cầu cao hơn 000 G/L;
  • Thể tích khối hồng cầu (hematocrit) cao hơn 50%.

2.3. Trao đổi hồng cầu điều trị (Red blood cell exchange)

Loại bỏ các hồng cầu bệnh lý và truyền thay thế bằng hồng cầu bình thường từ người khỏe mạnh.

Chỉ định:

  • Bệnh thalassemia;
  • Bệnh sốt rét nặng;
  • Tan máu do bất đồng miễn dịch mẹ ..

2.4. Gạn tách kết hợp hấp phụ miễn dịch (Immunoadsorption apheresis) Loại bỏ chất trung gian gây bệnh trong huyết tương bằng cột hấp phụ miễn dịch.

Chỉ định :

  • Giảm tiểu cầu miễn dịch;
  • Kháng thể kháng yếu tố

2.5.    Gạn tách lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL apheresis)

Chỉ định:

  • Mức LDL cholesterol lớn hơn 300 g/dl;
  • Mức LDL cholesterol lớn hơn 200 g/dl và kèm bệnh lý tim mạ

2.6.    Gạn tách kết hợp kích hoạt bổ sung (Extracorporeal photopheresis)

Sử dụng kỹ thuật apheresis phối hợp với thuốc kích hoạt tế bào lympho.

Chỉ định:

  • Pemphigus thể thông thường;
  • U lympho tế bào T thể

3.   KẾT LUẬN

Trong lâm sàng, gạn tách thành phần máu là một phương pháp điều trị quan trọng nhằm nhanh chóng làm giảm tình trạng nặng của bệnh cũng như các nguy cơ xảy ra biến chứng ở nhiều loại bệnh lý khác nhau. Hiện nay, phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế lớn, đặc biệt trong lĩnh vực điều trị bệnh lý huyết học.

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận