Ban xuất huyết giảm tiểu cầu thứ phát

Bệnh máu

Cần phải tìm hiểu nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra giảm tiểu cầu trước khi kết luận một trường hợp ban xuất huyết là bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

BAN XUẤT HUYẾT THỨ PHÁT VỚI BIẾN ĐỔI Ở TỦY XUƠNG (tủy xương nghèo tế bào nhân khổng lồ (tiểu cầu mẹ), thời gian sống trung bình của tiểu cầu bình thường): suy tủy xương có thể toàn phần, tức là suy đồng thời toàn bộ các dòng hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu, hoặc suy tủy xương phân ly tức là suy tủy xương chỉ xảy ra đặc biệt hoặc duy nhất ở dòng tiểu cầu. Ban xuất huyết thứ phát do suy tủy xương có thể xảy ra trong bệnh thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu hoặc một bệnh máu áo tính khác, trong hội chứng sinh sản lympho bào, hoặc do ngộ độc (benzol, mù tạc nitơ, và những chất kháng phân bào khác), hoặc do tác động của bức xạ.

BAN XUẤT HUYẾT THỨ PHÁT TỦY XUƠNG BÌNH THƯỜNG (trong tủy xương các tế bào nhân khổng lồ bình thường, nhưng thời gian sống của tiểu cầu bị rút ngắn), thấy trong những trường hợp:

  • Tăng năng lách: hội chứng Banti, bệnh Gaucher, hội chứng Felty
  • Miễn dịch dị ứng thuốc: quinin, quinidin, chloramphenicol, rifampicin, thuốc hạ nhiệt, digitoxin, heparin (xem từ này), V..V…
  • Những bệnh nhiễm virus: nhiễm HIV, bệnh quai bị, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, viêm gan, bệnh rubeon, nhiễm virus cự bào.
  • Nhiễm khuẩn huyết: bởi những mầm bệnh gram âm.
  • Đông máu nội mạch rải rác: u mạch máu khổng lồ của trẻ sơ sinh.
  • Bệnh tạo keo, nhất là bệnh lupus ban đỏ rải rác.
  • Giảm tiểu cầu sau truyền máu với khối lượng lớn hoặc chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.

Triệu chứng

Là những triệu chứng của ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn và của bệnh gốc (bệnh gây ra ban xuất huyết thứ phát).

Xét nghiệm cận lâm sàng

Giảm tiểu cầu, thời gian chảy máu kéo dài, không co cục máu đông. Xét nghiệm tủy xương rất quan trọng, trước tiên là để xác định tủy xương có bị biến đổi hay không, và sau đó để biết chính xác bản chất của biến đổi, nếu có (bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản, di căn ung thư vào tủy xương).

Điều trị

Điều trị nguyên nhân. Truyền máu tươi hoặc truyền dung dịch tiểu cầu đậm đặc.

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận