Mục lục bài viết
Đông y dựa vào mấy nguyên tắc điều trị
– Trị căn
– Trị chứng
– Trị thuận (chính trị)
– Trị nghịch (phản trị).
– Trị theo nguyên nhân khắc của ngũ hành.
1. Trị căn
Căn ở đây là vấn đề chủ yếu, là vấn đề bản chất của bệnh. Giải quyết được tồn tại chủ yếu ấy sẽ giải quyết được các chứng phụ. Ví dụ: giữa bệnh nguyên phát và thứ phát thì bệnh nguyên phát là căn, giữa bệnh và thể trạng yếu thì thể trạng yếu là căn. Cho nên, trong biểu hiện phức tạp của quá trình bệnh phải tìm cho ra vấn đề chủ yếu để điều trị.
2. Triệu chứng
Là vấn đề thứ yếu, vấn đề triệu chứng cũng là vấn đề thứ phát nhưng cũng phải chú ý đến một cách thích đáng, đôi khi phải đặc biệt chú, nếu không sẽ ảnh hương đến tính mệnh, cho nên Đông y còn có quy luật là “cấp trị chứng, mạn tính trị căn”.
3. Trị thuận
Còn gọi là chứng trị dùng những vị thuốc tính dược ngược với biểu hiện của triệu chứng bệnh. Ví dụ: Bệnh nhiệt dùng thuốc hàn lương, bệnh hàn dùng thuốc ôn nhiệt, bệnh thực dùng công; bệnh hư dùng thuốc bổ.
4. Trị nghịch
Còn gọi là phản trị, dùng vị thuốc tính dược cùng với biểu hiện của bệnh. Ví dụ: bệnh biểu hiện hàn vẫn dùng thuốc hàn lương, bệnh biểu hiện nhiệt vẫn dùng thuốc ôn nhiệt; bệnh hư vẫn dùng công, bệnh thực vẫn bổ. Thực chất mà nói vẫn là trị thuận, nhưng trong trường hợp này chứng là giả tạo làm dễ nhầm thực chất. Ví dụ: tuy nhiên hiện hàn nhưng thực chất là nhiệt: tuy biểu hiện hư nhưng thực chất là thực.
5. Theo quy luât sinh khắc của ngủ hành
Phương pháp này thường áp dụng dưới hai hình thức “hư bỗ mẫu, thực tả tử”, ví dụ tỳ phế là quan hệ mẫu tử (thổ kim sinh), khi phế hư có thể dùng bổ tỳ và khí tỳ thực chứng có thể dùng tả phế, v.v…
Những phương pháp điều trị chính trong đông y
Gồm 8 phương pháp: để tiện áp dụng hai phương pháp nhuận hạ ghép thành một, giới thiệu sau đây:
1. Phương pháp phát hãn (làm ra mồ hôi). Thường dùng trong biểu chứng.
Biểu hàn dùng tân ôn như đơn Ma hoàng, ăn cháo hành…
Biểu nhiệt dùng vị tân lương như đơn Liên kiều tán (1) Tang cúc ẩm (2).
Trong nhân dân ta thường dùng các vị thuốc như tía tô, kinh giới, bạc hà v.v…
Khi dùng, tránh cho ra mồ hôi quá nhiều trong bệnh nhân đã mất nước. Riêng người suy yếu quá phải kết hợp với một số thuốc bổ khác như bổ khí huyết, tư âm v.v…
2. Nhuận hạ, thổ. Là hai phương pháp có tác dụng tông tẩy một số không cần thiết trong ruột ra ngoài, hoặc dưới hình thức làm nôn mửa những thứ ở dạ dày ra ngoài qua mồm khi nhiễm độc thức ăn, v.v…
Nhuận và hạ mục đích giống nhau, nhưng mức độ khác nhau. Nhuận dịu dàng hơn. Thường hay dùng các vị như lô hội, chút chít, phan tả diệp, đại hoàng, chỉ xác, những vị này khi dùng ít có tác dụng nhuận. Khi dùng nhiều thành hạ. Khi dùng phải chú ý đến người già yếu, mất nước, mất máu, phụ nữ có thai, v.v…
3. Hoả. Là phương pháp điều trị bệnh không phải ở biểu, ở lý mà nửa trong, nửa ngoài. Thường dùng hoà giản đơn Tiểu sài hồ thang (3) trong bệnh sốt rét cách nhật v.v… Cách này phải chẩn đoán cho chính xác, tránh nhầm lẫn.
4. Ôn. Là phương pháp dùng các vị thuốc ôn, nhiệt để chống hàn, hồi dương, ôn trung, thường dùng các vị thuốc như gừng, quế, phụ tử đơn, lý trung thang (4). Khi dùng không được nhầm với bệnh ngoài giả hàn trong thực nhiệt, hay chảy máu trong, thô huyết.
5. Thanh. Là phương pháp dùng các vị thuốc tính dược hàn lương, làm giảm nhiệt, giáng hoả, trong các bệnh nóng táo, nhiệt, thường dùng những vị thuốc như kim ngân hoa, bồ công anh, hoàng liên, thất bao đơn, ngưu hoàng hoàn. Khi dùng chú ý không nên dùng liều mạnh đối với bệnh nhân thể trạng yếu, bệnh nhân ngoài giả nóng trong lạnh.
6. Bổ. Phương pháp này dùng để điều trị một số bệnh thuộc hư chứng như dương hư, âm hư, khí huyết hư.
Khí hư dùng đơn bổ trung (5), đơn tử quân (6) dùng nhân sâm, hoàng kỳ, huyết hư dùng đơn tử vật (7), nhân sâm dưỡng vinh (8), Âm hư dùng tả quy hoàn (9), dương hư dùng hữu quy hoàn (10) bát vị quế phụ (11). Thường khi bổ khí hay kèm theo bổ huyết; bổ dương kèm theo bổ âm vì hai vân đề không tách được nhau.
Dùng thuốc bổ phải chú ý đến tình trạng tỳ vị, tỳ vị hư bổ sẽ không hấp thu được mà sẽ bị đẩy. Khi bệnh tình còn nặng thì không nên dùng bổ đơn thuần, mà phải kết hợp trị bệnh và bổ, vừa công vừa bổ.
7. Tiêu là phương pháp dùng điều trị một số tích kết, khó tiêu, uất kết.
Ví dụ khi huyết uất kể, dùng hoá tích tán, ăn không tiêu dùng bảo hoà hoàn (12). Thường dùng các vị thuốc như sơn tra, mạch nha V..V…
Ngoài những phương pháp trên, trong lâm sàng vì bệnh phức tạp nên hay dùng kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc như công bổ, tiêu bổ, ôn thanh v.v… cho phù hợp với tình trạng bệnh.
Những phương pháp thường dùng trong điều trị nhãn khoa
Nhãn khoa là một phần của Đông y cho nên về nguyên tắc mà nói những phương pháp giới thiệu khi trên cần đều có thể dùng, nhưng trong cụ thể chuyên khoa thường có một số phương pháp hay được dùng nhất như:
— Nội trị. Thuốc uống trong
— Ngoại khoa. Thuốc dùng ngoài như nhỏ, đắp, xông.
— Phẫu thuật.
— Châm cứu.
1. Những phương pháp thường dùng trong nội trị
1.1. Khu phong thanh nhiệt
Triệu chứng biểu hiện phong nhiệt ở mắt: là những triệu chứng kích thích, cương tụ, như đau nhức, chói cộm, chảy nước mắt, mi mắt sưng, cương tụ kết mạc, thị lực giảm, người hơi sốt, nước tiểu vàng, đại tiện táo.
Các vị thuốc thường dùng: Hoa kim ngân, bồ công anh, đơn tướng quân, chó đẻ răng cưa, lá dấp cá, lá dành dành, lá bạc thau, cây vòi voi, ké đấu ngựa, sài đất, lá dâu tằm, hoàng cầm, hoàng liên, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, liên kiều v.v…
Những vị thuốc này tính hàn lương thường có tính kháng sinh thực vật, có thể dùng một vị hoặc nhiều vị. Nếu một vài vị dùng độ lOOg trở lên, nếu nhiều vị dùng ít ra từ 12 g trở lên, dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc viên.
Thường dùng sau khi ăn cơm độ 1 giờ, không dùng cho bệnh nhân có bệnh đường ruột mạn tính hay đang đi ỉa chảy, uống khi còn nóng.
1.2. Thoái ế
Triệu chứng: khái niệm về “ế” đến nay chưa được thật thống nhất giữa các vị lương y. Đại thể “ế” có thể hiểu là: màng khói, màng máu, vết loét giác mạc, thoái ế tức là phương pháp dùng thuốc trừ những chứng trên.
Vì khái niệm không thông nhất nên thường dùng một số thuốc sau:
— Thuốc khu phong thanh nhiệt.
— Thuốc uống có tác dụng thoái ế như: cốc tinh, tật lê, trùng thoái, mộc tặc, mật mộng hoa, thảo quyết minh v.v…
– Thuốc rỏ giọt ngoài: lô cam thạch, trân châu, xạ hương, hô phách, thanh phàn, hoàng đằng, hoàng liên v.v…
1.3. Hành huyết, tán huyết, chỉ huyết.
Theo Đông y thì khí huyết ứ hay đau, do đó hành huyết, tán huyết thường dùng trong các trường hợp tụ máu, ứ máu, đau, cương tụ huyết quản.
Thuốc uống: mật gấu, mủ cây xi, hồng hoa, đào nhân, quy vĩ, hoa hoè.
Xuất huyết thường dùng các vị thuốc sau: trắc bạch diệp, rễ cỏ tranh, lá nhọ nồi, huyết dụ, tam thất …
Về liều lượng các thứ thuốc này thường dùng độ 12 g đến 16 g, không nên dùng quá nhiều, nhất là thuốc tán huyết và thận trọng trên người có thai.
1.4. Trừ thấp
Thường hay dùng thanh nhiệt trừ thấp vì trong mắt hay có hiện tượng nhiệt hợp đàm thấp. Triệu chứng: ngoài những triệu chứng về mắt thường kèm các triệu chứng toàn thân như người bủng, da vàng, mặt nặng, bụng đầy, ăn không ngon, khó tiêu v.v…
Thuốc thường dùng: Hoàng liên, hoàng cầm, nhân trần, phục linh, trạch tả, bạch truật, hoạt thạch, bạch biển đậu, cam thảo.
Đơn dùng: thanh nhiệt thẩm thấp (Hoàng liên, hoàn bá, phục linh, trạch tả, bạch truật, thương truật, cam thảo v.v…
1.5. Thuốc bổ. Khái niệm về bổ ở đây một phần là tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, một nghĩa khác là để chữa bệnh.
Thường dùng mấy dạng sau:
Bổ khí huyết: thường khí, huyết là hai vấn đề: một thuộc âm, một thuộc dương, nhưng thường đi cùng nhau, thường là khí huyết cùng hư, cũng có khi khí hay huyết có nặng hơn nhưng đều nên điều trị cả hai.
Triệu chứng: thị lực giảm, thị trường hẹp, ù tai, váng đầu, đánh trông ngực, mất ngủ, mặt và môi nhợt nhạt, phụ nữ kinh nguyệt không đều, mạch nhỏ không có lực, sức khoẻ suy yếu, nếu kiểm tra đáy mắt có thể phát hiện tổn thương đáy mắt như teo gai thị v.v…
– Điều trị: Bổ khí thường dùng nhân sâm, hoàng kỳ, hoài sơn.
Bổ huyết thường dùng hà thủ ô trắng hay đỏ, thục địa, đương quy.
Nếu cả khí, huyết hư, dùng các vị trên ở dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc viên như các đơn sau:
Thập toàn đại bổ (13), Hà xa đại tảo hoàn (14). Bát chân thang (14), Tứ quân (6), Tứ vật (7), Nhân sâm dưỡng vinh (8).
Can thận hư.Thường biểu hiện ở hai hình thái khác nhau: âm hư và dương hư.
Thận âm hư.Triệu chứng: thị lực giảm, thị trường thu hẹp hay có ám điểm, hay có hiện tượng ruồi bay kèm thêm triệu chứng khác như đau đầu, mất ngủ, có khi đau lưng, ù tai, di tinh, mộng tinh, mạch nhỏ hư.
— Điều trị: Bổ thận âm.
Các vị thuốc thường dùng: thục địa, hà thủ ô, quy bản, sơn thù, nữ trân tử.
Đơn thuốc thường dùng: Lục vị hoàn (16), Minh mục hoàn (17) Tư âm thận khi hoàn (18) Tả quy hoàn (9).
Những đơn trên có thể dùng nguyên đơn, có thể gia giảm vận dụng theo điều kiện từng bệnh nhân và từng địa phương đê linh động ứng dụng.
Thận dương hư. Triệu chứng: thị lực giảm sút, thị trường thu hẹp hay có ám điểm, có thể có tổn thương đáy mắt, dịch kính hay giác mạc đồng thời kèm theo triệu chứng ù tai, đau lưng, di mộng tinh, kinh nguyệt không đều, nam giời hoạt tinh, liệt dương, chân tay lạnh, đại tiện phân sống v.v. .
Điều trị bổ thận dương:
Thường dùng các vị ôn nhiệt như phụ tử, từ 4-12 g, quế nhục 4 – 8 g ngưu tất, tục đoan, ba kích, nhục thung dung, thỏ ty tử, những thứ này thường dùng lượng trung bình là 12 g.
Thông thường không dùng toàn thuốc bổ thận dương mà đồng thời với thuốc bổ thận dương kèm theo bổ thận âm.
Đơn thuốc thường dùng: Bát vị quế phụ (11), Hữu quy hoàn (10). Hoặc có thể dùng một trong hai đơn sau đây tuỳ theo nặng hay nhẹ.
— Nặng dùng: Phụ tử 8 – 12g, Phục linh 12g, Thỏ ty tử 12g, Quế nhục 8g, Trạch tả 12 g, Thung dung 12g, Thục địa 16g, Ba kích 12g, Đỗ trọng 12g.
— Nhẹ dùng: Thung dung 12g, Ngưu tất 12g, Thục địa 12g, Thỏ ty tử 12g, Ba kích 12g, Hoài sơn 12g, Đỗ trọng 12g, Trạch tả 12g.
Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên.
2. Thuốc dùng ngoài
Là phương pháp điều trị trực tiếp tại chỗ ở mắt, thường được áp dụng trong những bệnh ở phần trước mắt như chắp, lẹo, viêm kết mạc, loét giác mạc, màng máu, màng khói.
Thường được dùng dưới hình thức thuốc nước rỏ, thuốc bột, thuốc đắp, hay thuốc xông.
2.1. Thuốc nước nhỏ thường được dùng những thứ như nước hoàng đằng (Pal matin), nước hoàng liên, nước đồng xanh (sulfate de cuivre), nước kẽm sunfat, mật gấu, mật ếch, mật ong.
2.2. Thuốc bột nhỏ thường dùng các loại khoáng chất như lô cam thạch, trân châu, hổ phách, mai hoa hay động vật như: xạ hương; hoặc thực vật như cốc tinh, tật lê, trùng thoái, mật mộng hoa, v.v… Những thuốc này khi dùng phải nghiền thật nhỏ. Đông y dùng thủy phi để tránh biến chứng do điều trị gây nên.
2.3. Những thứ thuốc đắp thương là loại lá như: lá dành dành, lá tiết dê, lá bạc thau, lá rấp cá, lá dâu, lá tử hoá địa đinh, rau xam v.v…
2.4. Thuốc xông: thường là những thứ có tinh dầu bay hơi như chó đẻ răng cưa, lá húng chó, lá rấp cá, lá dâu tằm v.v…