Trang chủBệnh máuChỉ định sử dụng máu và chế phẩm máu trong lâm sàng

Chỉ định sử dụng máu và chế phẩm máu trong lâm sàng

KHÁI NIỆM: Chế phẩm máu bao gồm các sản phẩm điều trị được điều chế từ máu người. Chế phẩm máu có thể được điều chế từ máu toàn phần của người cho bằng cách ly tâm phân lớp theo tỷ trọng, điều chế bằng máy tách các thành phần máu tự động hoặc sản xuất theo các công nghệ đặc biệt từ huyết tương hoặc bằng công nghệ tái tổ hợp gen.

1. MÁU TOÀN PHẦN (Whole Blood)

Máu toàn phần được lấy từ người hiến máu và chứa trong túi chất dẻo vô trùng có dung dịch chống đông – bảo quản (citrate, phosphate, dextrose và thường có adenine – CPD-A). Mỗi đơn vị máu toàn phần có thể tích 250-450 ml, nồng độ hemoglobin xấp xỉ 12g/100 ml. Thời hạn bảo quản tối đa của máu toàn phần có dung dịch chống đông phù hợp ở điều kiện nhiệt độ 2-6°C là 42 ngày. Máu toàn phần phải được truyền trong vòng 30 phút sau khi đưa khỏi tủ bảo quản ở 2-6°C và cần truyền xong trong vòng 6 giờ.

Chỉ định truyền máu toàn phần:

  • Mất máu cấp kèm theo giảm thể tích tuần hoàn (mất máu khối lượng lớn trên 30% thể tích máu, tương ứng với trên 500 ml máu ở người có trọng lượng khoảng 50kg);
  • Truyền thay máu;
  • Trường hợp người bệnh cần truyền hồng cầu nhưng không có sẵn khối hồng cầu.

Máu toàn phần truyền cho người bệnh phải phù hợp nhóm máu hệ ABO và RhD giữa người cho và người nhận. Không được truyền chung một đường truyền tĩnh mạch các dược phẩm và dịch truyền cùng với máu, trừ dung dịch nước muối sinh lý.

2. KHỐI HỒNG CẦU ĐẬM ĐẶC (Packed Red Cells)

Mỗi đơn vị khối hồng cầu đậm đặc điều chế từ một đơn vị máu toàn phần lấy từ một người hiến máu, chứa 150-200 ml hồng cầu đã loại bỏ hầu hết huyết tương với nồng độ hemoglobin 18-20 g/100 ml, hematocrit khoảng 55-75%.

Chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thiếu máu
  • Sử dụng cùng với các dung dịch thay thế đường tĩnh mạch (dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải) điều trị tình trạng mất máu cấp.

Khối hồng cầu đậm đặc truyền cho người bệnh phải phù hợp nhóm máu hệ ABO và RhD giữa người cho và người nhận.

3. KHỐI HỒNG CẦU CÓ DUNG DỊCH BẢO QUẢN (Red Cells in additive solution)

Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản (khối hồng cầu hoà loãng) được điều chế bằng cách loại bỏ huyết tương từ máu toàn phần bằng ly tâm ở nhiệt độ 2-6 oC trong máy ly tâm lạnh chuyên dụng, sau đó bổ sung dung dịch bảo quản (thường là dung dịch muối có bổ sung thêm các chất như adenine, glucose và manitol).

Mỗi đơn vị khối hồng cầu hòa loãng điều chế từ một đơn vị máu toàn phần lấy từ một người hiến máu, chứa 150-200 ml hồng cầu; Nồng độ hemoglobin xấp xỉ 14-15 g/100 ml và hematocrit khoảng 50-70%.

Chỉ định điều trị:

  • Thiếu máu
  • Sử dụng cùng với các dung dịch thay thế đường tĩnh mạch (dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải) điều trị tình trạng mất máu cấp.

Khối hồng cầu hòa loãng truyền cho người bệnh phải phù hợp nhóm máu hệ ABO và RhD giữa người cho và người nhận.

4. KHỐI HỒNG CẦU RỬA (Washed Red Cells)

Khối hồng cầu rửa là khối hồng cầu được loại bỏ huyết tương tối đa bằng cách rửa nhiều lần (tối thiểu 3 lần) với dung dịch muối đẳng trương và được pha loãng trong dung dịch muối, trong dung dịch bảo quản hồng cầu hoặc trong huyết tương hòa hợp miễn dịch.

Do có nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình rửa trong hệ thống hở, chế phẩm này có thời hạn bảo quản ngắn ở nhiệt độ 2 – 6oC không quá 24 giờ kể từ khi điều chế.

Chỉ định điều trị:

  • Người bệnh thiếu máu có miễn dịch với các thành phần trong huyết tương, đặc biệt đối với người bệnh có nguy cơ sốc phản vệ, tổn thương phổi do truyền máu.

5. KHỐI HỒNG CẦU ĐÔNG LẠNH (Frozen Red Cells)

Máu toàn phần và khối hồng cầu thông thường bảo quản ở 2 – 6oC và có hạn sử dụng không quá 35 – 42 ngày. Khối hồng cầu đông lạnh nhằm kéo dài thời gian bảo quản các đơn vị khối hồng cầu thuộc các nhóm máu hiếm hoặc truyền máu trong các trường hợp đặc biệt trong phần chỉ định. Khối hồng cầu đông lạnh được xử lý và bảo quản đông lạnh ở nhiệt độ không cao hơn – 60oC trong dung dịch bảo vệ hồng cầu có glycerol với thời hạn bảo quản lên tới 10 năm.

Trước khi sử dụng để truyền cho người bệnh, khối hồng cầu đông lạnh cần được làm tan đông, rửa và loại bỏ hết glycerol và hòa loãng trong dung dịch muối đẳng trương, dung dịch bảo quản hồng cầu hoặc trong huyết tương hòa hợp miễn dịch. Khối hồng cầu đông lạnh đã tan đông, loại bỏ glycerol cần bảo quản ở 2- 6oC không quá 24 giờ trước khi sử dụng cho người bệnh.

Chỉ định điều trị:

Người bệnh thiếu máu có nhóm máu rất hiếm và miễn dịch đồng loại với nhiều kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ lưu hành cao trong cộng đồng. Do vậy, cần sử dụng các đơn vị có nhóm hòa hợp với người bệnh và không có các kháng nguyên thường gặp ở người hiến máu;

6. KHỐI TIỂU CẦU

Có 2 loại khối tiểu cầu:

  • Khối tiểu cầu từ máu toàn phần (Recovered Platelet Concentrates): Điều chế từ một đơn vị máu toàn phần, có thể tích khoảng 40-60 ml và chứa ìt nhất 35 x 109 tiểu cầu. Khi truyền cho người bệnh thường gộp 3-4 đơn vị khối tiểu cầu đơn thành tập hợp (pool) khối tiểu cầu (Pooled Platelet Concentrates).
  • Khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho (Apheresis Platelet Concentrates): Thu nhận từ một người hiến bằng máy tách thành phần máu, có thể tích khoảng 300 ml và chứa khoảng 3 x 1011 tiểu cầu.

Khối tiểu cầu được bảo quản ở 20°C-24°C, lắc liên tục trong thiết bị bảo quản tiểu cầu chuyên dụng với thời gian tối đa 5 ngày. Khối tiểu cầu đơn được điều chế trong hệ thống hở (túi 3) thí phải sử dụng trong 24 giờ. Sau khi pool, khối tiểu cầu pool cũng phải được truyền trong vòng 24 giờ để tránh nguy cơ vi khuẩn sinh sản. Khối tiểu cầu, sau khi lĩnh từ đơn vị phát máu, phải tiếp tục được bảo quản ở nhiệt độ 20-24°C và phải được truyền sớm sau khi lĩnh. Không được bảo quản khối tiểu cầu vào tủ lạnh ví sẽ làm giảm chức năng tiểu cầu.

  • Khối tiểu cầu truyền cho người bệnh phải phù hợp nhóm máu hệ

Chỉ định khối tiểu cầu:

  • Hội chứng xuất huyết do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu;
  • Trong trường hợp người bệnh không có xuất huyết, chỉ định truyền khối tiểu cầu nếu số lượng tiểu cầu dưới 10 x 109/l. Trong trường hợp số lượng tiểu cầu dưới 20 x 109/l đồng thời người bệnh có yếu tố nguy cơ gây chảy máu như sốt, nhiễm trùng, rối loạn đông máu đi kèm thí cũng chỉ định truyền khối tiểu cầu.

Một người bệnh nặng 60-70 kg được truyền 1 đơn vị tiểu cầu pool (từ 3-4 người cho và chứa ìt nhất 1,4 x 1011 tiểu cầu), có thể làm tăng số lượng tiểu cầu sau khi truyền lên thêm 20-40 x 109/l.

7.  CHẾ PHẨM MÁU LỌC BẠCH CẦU (Filtered Leukocyte-reduced Blood Components)

Thành phần bạch cầu trong khối hồng cầu, khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần gây ra một số biến chứng do bất đồng miễn dịch bạch cầu, làm trung gian lây truyền một số virus. Các bạch cầu thoái hóa trong các đơn vị chế phẩm máu có thể gây tắc nghẽn, tổn thương tuần hoàn vi mạch,… Để giảm thiểu tối đa tất cả các tai biến truyền máu do bạch cầu còn trong các chế phẩm máu gây ra thí cần thực hiện phương pháp lọc bạch cầu. Có 2 phương pháp lọc bạch cầu: Lọc bạch cầu đơn vị máu toàn phần trước khi điều chế các chế phẩm và lọc bạch cầu cho từng loại chế phẩm, tại giường bệnh, trước khi truyền cho người bệnh.

Chỉ định điều trị khối hồng cầu, khối tiểu cầu lọc bạch cầu trong tất cả các trường hợp cần truyền hồng cầu, tiểu cầu và có các nguy cơ kèm theo:

  • Truyền máu khối lượng lớn, truyền nhiều hồng cầu, tiểu cầu;
  • Người bệnh có tiền sử phản ứng sốt tái phát sau truyền hồng cầu, tiểu cầu;
  • Phòng ngừa đồng miễn dịch bạch cầu với người bệnh chuẩn bị ghép cơ quan, tổ chức, các tính trạng bệnh lý miễn dịch gây giảm bạch cầu, tiểu cầu;
  • Các người bệnh có tính trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải;
  • Truyền máu ở trẻ sơ sinh, truyền máu thai nhi trong tử

8. CHẾ PHẨM MÁU CHIẾU XẠ (Irradiated Blood Components)

Chiếu xạ chế phẩm máu có tác dụng bất hoạt các bạch cầu có thẩm quyền miễn dịch có trong đơn vị chế phẩm máu, ngăn ngừa nguy cơ bạch cầu tăng sinh phát triển trong cơ thể người bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải. Chiếu xạ các đơn vị chế phẩm máu trước khi truyền cho người bệnh trong các thiết bị chuyên dụng với liều chiếu xạ tối thiểu 2.500 centigray (cGy hoặc rad).

Chỉ định điều trị khối hồng cầu, khối tiểu cầu chiếu xạ trong tất cả các trường hợp cần truyền hồng cầu, tiểu cầu và có các nguy cơ kèm theo:

  • Các người bệnh có tính trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải;
  • Truyền máu ở trẻ sơ sinh, truyền máu thai nhi trong tử cung;
  • Người bệnh điều trị ức chế miễn dịch, trước và sau ghép cơ quan, tổ chức;
  • Truyền máu, chế phẩm máu lấy từ cha, mẹ, anh chị em ruột của người bệnh.

9.   HUYẾT TƯƠNG TƯƠI ĐÔNG LẠNH (Fresh Frozen Plasma)

Huyết tương tươi đông lạnh được điều chế bằng cách chiết tách từ máu toàn phần trong vòng 18 giờ sau khi thu gom và làm đông nhanh đến -25oC hoặc lạnh hơn để bảo toàn được hầu hết các yếu tố đông máu. Cũng có thể tách huyết tương bằng máy tách thành phần máu tự động. Một đơn vị huyết tương tươi đông lạnh có thể tích khoảng 200- 300ml và nồng độ các yếu tố đông máu, albumin và immunoglobulin ở mức bình thường.

Huyết tương tươi đông lạnh được bảo quản ở -25°C hoặc lạnh hơn trong thời gian 1 năm và có thể lâu hơn nếu nhiệt độ bảo quản thấp hơn. Huyết tương tươi đông lạnh sau khi phá đông, được vận chuyển trong thùng cách nhiệt để giữ được nhiệt độ trong khoảng 2-6°C và cần được truyền trong vòng 30 phút. Trong trường hợp chưa sử dụng ngay, phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-6°C và truyền trong vòng 24 giờ.

Chỉ định truyền huyết tương tươi đông lạnh:

  • Thiếu nhiều yếu tố đông máu (ví dụ người bệnh xơ gan);
  • Điều trị quá liều thuốc chống đông warfarin;
  • Giảm yếu tố đông máu do hòa loãng ở người bệnh truyền máu khối lượng lớn;
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch.

Không nên sử dụng huyết tương tươi đông lạnh để điều trị các trường hợp giảm thể tích tuần hoàn vì:

  • Có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh nhiễm trùng khác truyền qua đường máu.
  • Trong điều trị tình trạng giảm thể tích tuần hoàn, sử dụng các dung dịch keo hoặc dung dịch điện giải truyền tĩnh mạch có hiệu quả hơn so với huyết tương tươi đông lạnh.

10. HUYẾT TƯƠNG ĐÔNG LẠNH (Frozen Plasma)

Huyết tương đông lạnh là chế phẩm huyết tương điều chế từ máu toàn phần có thời gian bảo quản quá 18 giờ, hoặc từ các đơn vị huyết tươi tươi đông lạnh đã được điều chế tủa lạnh. Huyết tương đông lạnh chứa phần lớn các thành phần như huyết tương tươi đông lạnh, ngoại trừ giảm thấp nồng độ các yếu tố đông máu kém bền vững như yếu tố V, VIII và fibrinogen.

Chỉ định truyền huyết tương đông lạnh trong các trường hợp người bệnh xơ gan, giảm protein huyết tương, điều trị quá liều thuốc chống đông warfarin, giảm một số các yếu tố đông máu do hòa loãng ở người bệnh truyền máu khối lượng lớn.

11. TỦA LẠNH YẾU TỐ VIII (Cryoprecipitate)

Tủa lạnh yếu tố VIII được điều chế từ huyết tương tươi đông lạnh bằng cách xử lý và giữ lại khoảng 10-20 ml tủa lạnh trong quá trính phá đông có kiểm soát huyết tương tươi đông lạnh. Tủa lạnh yếu tố VIII chứa khoảng một nửa lượng yếu tố VIII và fibrinogen trong máu toàn phần thu gom được, vì dụ yếu tố VIII: 80-100 iu/túi; fibrinogen: 150-300 mg/túi. Tủa lạnh yếu tố VIII thường được cấp phát dưới dạng túi đơn hoặc pool (thường trộn từ 6-8 đơn vị túi đơn từ 1 người cho).

Sau khi phá đông, tủa lạnh cần được truyền trong vòng 6 giờ.

Chỉ định điều trị tủa lạnh yếu tố VIII:

  • Các bệnh thiếu hụt di truyền hoặc mắc phải yếu tố VIII (bệnh Hemophilia A), yếu tố von Willebrand (bệnh von Willebrand), yếu tố XIII, fibrinogen;
  • Các rối loạn đông máu có giảm nặng fibrinogen như đông máu rải rác trong lòng mạch, tiêu sợi huyết tiên phát.

12. CÁC SẢN PHẨM PROTEIN TINH CHẾ

Các sản phẩm protein tinh chế từ nguồn gốc chiết tách từ huyết tương người hoặc công nghệ tái tổ hợp, bao gồm albumin, immunoglobulin và các yếu tố đông máu như yếu tố VIIa, VIII, IX, phức hợp prothrombin,…

12.1. Các yếu tố đông máu

a.   Yếu tố VIII cô đặc (Factor VIII Concentrates, AHF Concentrates)

Yếu tố VIII tinh khiết được điều chế từ huyết tương của người cho máu hoặc công nghệ tái tổ hợp, chứa ìt nhất 0,5-20 iu/mg protein. Truyền 1 đơn vị yếu tố VIII cho mỗi kg cân nặng có thể tăng 2% nồng độ yếu tố VIII trong huyết tương. Thời gian bán hủy của yếu tố VIII là 8 – 15 giờ.

Yếu tố VIII được chỉ định điều trị bệnh Hemophilia A và bệnh von Willebrand.

b.  Yếu tố IX cô đặc

Yếu tố IX được điều chế từ huyết tương của người cho máu hoặc công nghệ tái tổ hợp. Yếu tố IX cô đặc sau khi truyền có thể làm tăng nồng độ IX ở người bệnh được truyền là khoảng 1% cho mỗi đơn vị IX được truyền ứng với 1 kg trọng lượng cơ thể người bệnh. Thời gian bán hủy của yếu tố IX là 11 – 27 giờ.

Cô đặc yếu tố IX được chỉ định điều trị cho người bệnh mắc Hemophilia B.

c.   Phức hợp prothrombin cô đặc (prothrombin complex concentrates – PCC)

Cô đặc phức hợp prothrombin điều chế từ huyêt tương người có chứa yếu tố II, VII, IX, X có thể được chỉ định để điều trị bệnh Hemophilia B (bệnh Christmas) hoặc các bệnh lý gây kéo dài thời gian prothrombin.

d.   Yếu tố VIIa tái tổ hợp (Recombinant Factor VIIa- rFVIIa)

Yếu tố VIIa là glycoprotein điều chế bằng công nghệ tái tổ hợp, có đặc tình tương tự yếu tố VII người. Yếu tố VIIa là dạng hoạt hóa của yếu tố VII có thể hỗ trợ con đường đông máu ngoại sinh, mà không cần sự tham gia của yếu tố VIII và IX. Chỉ định của chế phẩm này trong bệnh:

  • Hemophilia A và B có xuất hiện chất ức chế (kháng thể kháng yếu tố VIII hoặc IX);
  • Hemophilia mắc phải;
  • Bệnh suy nhược tiểu cầu Glanzmann;
  • Thiếu hụt bẩm sinh yếu tố VII;
  • Có thể dùng để điều trị quá liều thuốc chống đông đường uống chống thrombin như dabigatran, rivaroxaban hoặc apixaban.

12.2.  Các chế phẩm immunoglobulin

Hiện nay có một số chế phẩm như immunoglobulin dùng tiêm trong cơ hoặc tiêm tĩnh mạch chứa IgG huyết tương, immunoglobulin anti-Rh D (Anti-D Rh IgG).

Các chế phẩm immunoglobulin dùng trong điều trị các bệnh lý miễn dịch như xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và một số bệnh miễn dịch khác, các tình trạng thiếu hụt miễn dịch gây nhiễm trùng nặng, tình trạng giảm immunoglobulin máu, phòng ngừa gây miễn dịch cho người mẹ nhóm máu Rh(D) âm có con nhóm Rh(D) dương.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây